Trước tình trạng thị trường nhà đất còn bát nháo, Bộ Xây dựng đề xuất thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho người dân.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hoạt động đầu cơ nhà đất và tạo nhu cầu ảo là nguyên nhân cơ bản đẩy giá nhà ở tăng cao, làm cho thị trường nhà ở bất ổn. Để hạn chế sự “méo mó” này, cần có nhiều giải pháp đồng bộ. 

Tăng cường kiểm tra, chế tài
 
Cụ thể, Bộ Xây dựng đang đề xuất bổ sung quy định việc thông báo công khai thông tin, lấy ý kiến góp ý của người dân có liên quan trong tất cả quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở như kêu gọi đầu tư, lựa chọn nhà thầu; lập, phê duyệt quy hoạch và dự án; đầu tư xây dựng; giao dịch nhà ở và quản lý sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các trụ sở cơ quan Nhà nước để người dân dễ tiếp cận, kiểm tra, giám sát các dự án nhà ở.
 
Bộ Xây dựng nhìn nhận đây là khâu yếu nhất, dễ bị giới đầu cơ lũng đoạn, thao túng, trong khi hiện đa số người có nhu cầu đều mù tịt thông tin về các dự án. Tệ hơn, dù khả năng tài chính eo hẹp nhưng rất hiếm người tiếp cận được với căn hộ giá gốc. Hầu hết phải mua lại căn hộ qua “cò” hoặc các nhà đầu tư thứ cấp và phải nộp một khoản tiền chênh lệch nhất định từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
 
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định: Để chấn chỉnh tình trạng bát nháo nói trên, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về giao dịch qua sàn đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Đồng thời, thực hiện chế tài không đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với các bất động sản không giao dịch đúng theo quy định của pháp luật. Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống mạng các sàn giao dịch bất động sản cũng như thường xuyên kiểm tra công tác đào tạo, cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản và thành lập các sàn giao dịch bất động sản...
 
Đề nghị tăng thuế nhà đất
 
Một giải pháp hữu hiệu để chống đầu cơ bất động sản, làm giá thị trường, theo đề nghị của Bộ Xây dựng, là cần phải điều chỉnh tăng thuế nhà đất nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả bất động sản và hạn chế đầu cơ. Cụ thể, có thể đánh thuế lũy tiến đối với các trường hợp sử dụng nhiều nhà ở, đất ở hoặc có sở hữu nhà ở với quy mô lớn. Đồng thời, quy định sử dụng một tỉ lệ nhất định thuế sử dụng đất (khoảng 50%) nhằm hỗ trợ những người bị thu hồi đất nông nghiệp trong một thời gian nhất định (từ 10 - 15 năm) để họ có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Công ty Dịch vụ - Thương mại và Kinh doanh bất động sản Ba Đình (Hà Nội), cho rằng việc tăng thuế sẽ là giải pháp hữu hiệu hạn chế tình trạng nhà liền kề, biệt thự bỏ hoang tràn lan tại các khu đô thị mới hiện nay.
 
Lo ngại chất lượng các sàn giao dịch
 
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, cần bắt buộc thanh toán qua ngân hàng khi giao dịch nhà ở để quản lý về thuế và hạn chế rủi ro cho người dân. Bên cạnh đó, phải có cơ chế khuyến khích các giao dịch nhà ở của người dân thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản, chẳng hạn người giao dịch qua sàn sẽ được hưởng ưu đãi về thuế chuyển nhượng, lệ phí trước bạ, được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xác nhận sở hữu...
 
Tuy nhiên, thực tế hiện nay các sàn giao dịch bất động sản chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, còn chất lượng rất yếu. Đi ngược lại với tôn chỉ làm minh bạch thêm hoạt động giao dịch, một số sàn giao dịch lại mắc nhiều vi phạm càng khiến thị trường thêm tù mù, rối rắm. Kiểm tra mới nhất của liên ngành tại 61 sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội mới đây đã phát hiện 25 đơn vị có vi phạm, chiếm tỉ lệ hơn 40%. Các dạng vi phạm cũng đa dạng, từ bán bất động sản chưa đủ điều kiện giao dịch (chung cư bán khi chưa hoàn thành móng; biệt thự bán khi chưa hoàn thành xây thô) đến việc không công bố thông tin về sàn trên các phương tiện thông tin đại chúng; bán bất động sản khi chưa có giấy phép xây dựng; huy động vốn vượt quá 70%... 

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục