Nông dân xóm Sống Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chăm sóc mạ để cấy lúa chiêm- xuân kịp thời vụ.
(HBĐT)- Đến xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vào ngày mồng 6 Tết, chúng tôi bắt gặp không khí lao động khẩn trương, sôi nổi của bà con nông dân trên khắp các cánh đồng Bụt, Cóp… Sau những ngày rét đậm, rét hại kéo dài, ánh nắng hanh vàng đã lan tỏa khắp các chân ruộng. Đây là điều kiện cho người dân tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian vui xuân.
Xã Vĩnh Đồng có hội chùa Chanh tổ chức vào ngày mồng 7 âm lịch nhưng không vì thế mà bà con quên nhiệm vụ cấp bách trên đồng ruộng. Ngay từ sáng sớm, tiếng máy cày, bừa đã nổ giòn tan trên các cánh đồng. Anh Bùi Văn Huân khéo léo điều khiển chiếc máy bừa sục bùn chạy băng băng. Chị Bùi Thị Biền, xóm Sống Trên vừa nhặt những cây cải bắp cho vào chiếc xe bò, vừa cho biết: Chị ra đồng từ khi mặt trời chưa tỏa nắng để thu hoạch cải bắp kịp cho máy cày, bừa làm đất. Nước từ bai Mư theo mương bê tông chảy về đầy ăm ắp. Chị vớt cỏ, be bờ luôn để sau khi đi dự hội làng về là cấy ngay. Gia đình mới tách hộ chỉ có 900m2 đất cấy lúa cho 3 miệng ăn nhưng chưa năm nào phải đong gạo. Vụ chiêm-xuân này, chị gieo 3 kg lúa giống Nhị ưu 838, mạ phát triển tốt, chỉ chờ ngày bén rễ xuống chân ruộng.
Chiềng 3 là xóm được coi là khó khăn nhất về nguồn nước nhưng đã tích cực, chủ động tìm các giải pháp để thắng hạn. Trưởng xóm Đinh Công Dũng dẫn đầu nhóm gần 100 người đi đắp bai dâng từ con suối Cái. Ông Dũng cho biết: Mồng 6 Tết, xóm huy động mỗi gia đình một người đi đón nước, khơi thông kênh mương nội đồng. Với tinh thần vui xuân mới không quên đồng ruộng, xóm đã thắng hạn, rét. Xóm gieo mạ từ ngày 20/1, trước Tết rét đậm như vậy nhưng mạ của 80 hộ không bị chết. Có nước, có phân, có giống tốt và có cả sự cần cù, chịu khó, xóm hy vọng có một vụ sản xuất thành công, thóc đầy bồ. Chị Bùi Thị Sưởi cho biết: Gia đình chị cấy 1.200 m2, gieo 3 kg giống lúa Thái Bình, 2 kg lúa F1. Để đảm bảo thời vụ gieo cấy và tiện cho việc làm đất, gia đình chị, 3 gia đình khác cùng mua chung 2 chiếc máy cày, bừa. Cả xã có đến cả chục chiếc máy như vậy nên khâu làm đất hiện nay rất nhanh và đảm bảo.
Đưa chúng tôi đi thăm hệ thống kênh mương, ông Bùi Đức Òm, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã cho biết: Vĩnh Đồng có 3 đập là Láo Nghiệt, Suối Tanh, Cốc và một số con suối chảy qua. Xã đã xây dựng kế hoạch điều tiết nước chi tiết với phương châm khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nước cấy và tưới dưỡng cho 138 ha vụ chiêm – xuân. Hiện tại, xã nghiêm cấm tháo nước bắt cá tại các đập và chỉ đạo lấy nước cấy từ gần đến xa, từ trên xuống dưới. Xã đã được đầu tư gần 12 km mương bê tông và 1,4 km mương nhựa tái sinh, chiếm khoảng 2/3 tổng số kênh mương toàn xã, góp phần hạn chế thất thoát nước. Khâu giống và chăm sóc mạ cũng được xã chỉ đạo quyết liệt. Khi rét, các hộ tổ chức che phủ 100% nilon, khi thời tiết ấm lên và có nắng chỉ đạo mở hai bên đầu luống trước, sau đó mới mở hẳn ra. Do đó, các giống cấy trong vụ chiêm – xuân 2011 như Nhị Ưu 838, Thái Bình, các giống nông hộ… không có hiện tượng mạ chết phải gieo lại. Theo kế hoạch, xã bắt đầu cấy từ ngày 15/2 và kết thúc trong tháng 2/2011. Tuy nhiên, thực tế, nông dân đẩy nhanh tiến độ và chỉ trong một tuần nữa cây lúa đã bén rễ trên đồng. Hàng năm, năng suất lúa vụ chiêm – xuân của Vĩnh Đồng luôn đạt mức trên 70 tạ/ha, là một trong những xã cao nhất huyện. Đến nay, đất đã được cày, bừa kỹ, nước đã dẫn vào đầy ruộng. Ngoài các loại phân kali, đạm, lân, nhiều gia đình còn sử dụng phân chuồng, phân xanh cải tạo đồng ruộng. Với các biện pháp chỉ đạo khoa học, quyết liệt như năm nay hứa hẹn nông dân sẽ được đón một vụ mùa bội thu.
Cẩm Lệ
Ngay sau Tết Tân Mão, giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã vượt mốc 40.000 đồng/kg, cao hơn so với đầu vụ gần 10.000 đồng/kg và là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. Dù không đến nỗi thua lỗ, nhưng có một nghịch lý là giá càphê càng tăng về cuối vụ thì người trồng càphê càng thua thiệt, trong khi các doanh nghiệp (DN) kinh doanh càphê Việt Nam cũng không được lợi hơn.
Rơi vào ngày 12 tháng Giêng Tân Mão, lễ Tình nhân Valentine 14-2 năm nay rất được giới trẻ và giới kinh doanh chú trọng. So với mọi năm, hàng hóa phục vụ năm nay khá phong phú và đa dạng như hoa tươi, trang sức, chocolate, quần áo và quà lưu niệm.
(HBĐT) - Bước sang ngày mồng 4, mồng 5 Tết Nguyên đán Tân Mão, nhiều chợ trên địa bàn các huyện, thành phố đã hoạt động nhộn nhịp trở lại. Qua khảo sát thị trường sau Tết, giá của hầu hết các mặt hàng thiết yếu giữ mức ổn định. Giá một vài loại thực phẩm có tăng nhẹ nhưng không đáng kể.
(HBĐT)- Một khu rừng bằng phẳng, thú rừng chạy tung tăng với những cây to bằng người ôm giữa khu dân cư. Nếu ở nơi khác, nó đã trở thành nương trồng ngô, sắn. Nhưng bao năm nay, chẳng ai dám động đến cái lá cây của rừng. Nếu có người vô tình “động thủ” thì hậu quả khôn lường. Từ cánh rừng này khiến bao người ở xóm vốn là lâm tặc ngang dọc một thời nay phải gác kiếm về quê cày, cấy.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất giải pháp và lộ trình thực hiện, kiểm soát giá cả theo cơ chế thị trường, nhất là đối với các hàng hóa đầu vào thiết yếu như điện, than, xăng dầu..., chỉ đạo các giải pháp tăng thu để giảm bội chi ngân sách.
Giá cả các mặt hàng thực phẩm sau Tết vẫn cao ngất ngưởng. Trong khi đó, các dịch vụ ăn uống cũng thi nhau đội giá một cách vô tội vạ.