Tình hình xuất khẩu (XK) của ngành dệt may (DM) khá thuận lợi với lượng đơn hàng đã ký đến hết tháng 3-2011, thậm chí nhiều đơn vị đã ký được đơn hàng đến hết quý III. Sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá, ngành DM đã có thêm 1.251 tỷ đồng; tuy nhiên, phần chênh lệch thu được không đủ để doanh nghiệp (DN) bù đắp chi phí khi giá nguyên liệu đầu vào tăng.
Theo Hiệp hội DM Việt Nam, mặc dù đơn hàng XK năm nay khá dồi dào và nhiều DN đã đàm phán được giá XK cao hơn những năm trước 15 đến 20%, nhưng kể cả khi giá XK tăng, các DN, nhất là DN phụ thuộc nhập khẩu nhiều vẫn chưa được hưởng lợi. Năm 2010, Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội (Hanosimex) đặt mục tiêu XK hơn 30 triệu USD, nhưng giá trị nhập khẩu nguyên - phụ liệu cũng lên đến gần 30 triệu USD. DN phải gánh khoản chi phí do chênh lệch tỷ giá và lãi suất vay vốn ngân hàng nên dù là DN làm ăn uy tín và có quan hệ lâu năm với khách hàng, thì cũng phải cân nhắc những khoản vay trong thời gian tới. Tổng Công ty CP May 10 cho biết, với may XK, tỷ giá tăng đồng nghĩa với doanh thu dựa trên giá trị hợp đồng tăng, sẽ giúp DN đỡ gánh nặng về chi phí tiền lương cho công nhân, đồng thời có vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng năng suất... nhất là với DN chỉ làm gia công đơn thuần. Tuy nhiên, với 60% giá trị XK thu về từ XK hàng FOB (hàng giao tại cảng) và 40% từ làm hàng gia công, đơn vị chỉ được lợi phần làm gia công do nguyên - phụ liệu được các nhà đặt hàng cung cấp, còn 60% hàng FOB phải chịu áp lực từ nhập khẩu, do giá nguyên - phụ liệu thế giới từ đầu năm biến động mạnh. Mặt khác, việc giá nguyên - phụ liệu đầu vào đồng loạt tăng đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, buộc DN phải tăng giá thành sản phẩm. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang "chập chững" sau khủng hoảng. Một DN chuyên sản xuất vải, dệt khăn và làm hàng dệt kim phục vụ xuất khẩu và nội địa chia sẻ, do cơ cấu sản xuất hàng nội địa chiếm tỷ trọng tới 60%, trong khi hàng XK chỉ chiếm 30%, nên đơn vị cũng không được hưởng lợi nhiều từ việc điều chỉnh tỷ giá. Phần chênh lệch thu được từ XK chỉ bù đắp được phần nào chi phí sản xuất tăng thêm. Hiện, lượng bông trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu toàn ngành, nên năm qua đơn vị đã phải chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu bông cùng các nguyên liệu khác.
Có thể thấy, việc điều chỉnh tỷ giá không chỉ nhằm mục tiêu giúp tăng sức cạnh tranh của hàng XK Việt
Theo Báo Hà Nội Mới
(HBĐT)- Năm 2010, huyện Cao Phong tiếp tục được mùa mía, cam, cây rau màu thực phẩm cũng được giá, sức tiêu thụ tốt. Nhân dân trong huyện phấn khởi trước những thành quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
(HBĐT)- Hiện nay, nhu cầu sử dụng thép và nguyên liệu khác tăng mạnh. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, các sản phẩm này đua nhau tăng giá, đặc biệt là giá thép và xi măng đã tăng từ 10 - 20% so với thời điểm trước Tết. Dù giá thép không trực tiếp tác động đến người tiêu dùng như giá năng lượng hoặc lương thực, thực phẩm nhưng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi đây là nguyên liệu thô chủ yếu trong quy trình sản xuất của nhiều mặt hàng tiêu dùng.
(HBĐT)- Vụ chiêm - xuân năm nay, huyện Lương Sơn cấy 2.050 ha giống lúa lai, thuần; 1.250 ha ngô, 530 ha sắn, 210 ha khoai lang, 35 ha ngô và 410 ha cây màu. Tranh thủ thời tiết ấm nhiều hộ nông dân xuống đồng làm đất, đến nay có 90% diện tích đã làm xong đất, xả nước chuẩn bị cấy. Đồng thời toàn huyện đã cấy được trên 50ha.
(HBĐT)- Năm 2011, toàn tỉnh phấn đấu trồng mới 8.000 ha rừng, phấn đấu duy trì độ che phủ rừng ổn định với tỷ lệ 46%.
Theo tính toán, với mức giá điện bình quân tăng thêm 15,28% từ ngày 1/3 tới đây thì giá điện năm 2011 sẽ có giá bình quân gần 1.220 đồng/kWh, tăng xấp xỉ 160 đồng/kWh.
Trao đổi với TTCT, chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng đợt điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng tăng thêm 9,3% vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng giá cả, nhưng để hạn chế tiêu cực, Chính phủ sẽ thực hiện nhiều giải pháp để bình ổn vĩ mô.