Việc hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức thấp nhất trong năm năm trở lại đây, theo Ngân hàng Nhà nước và các chuyên gia, các doanh nghiệp (DN) sản xuất sẽ không bị ảnh hưởng vì vốn sẽ được điều chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dù thắt chặt tín dụng nhưng vốn cho sản xuất vẫn đảm bảo. Trong ảnh: đại diện Công ty Agrivina - Đà Lạt Hasfarm (bìa trái) gặp Ngân hàng ANZ để được tư vấn - Ảnh: Thuận Thắng

Ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng năm 2010 tín dụng tăng tới hơn 30%, tổng phương tiện thanh toán tăng đến hơn 28% nhưng lãi suất (LS) vẫn ở mức cao là do tiền chủ yếu được bơm cho khu vực công.

"Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu giữ mức tăng tín dụng ở mức 20% dễ dàng thực hiện, nhưng nhà điều hành phải hết sức khôn khéo để đề phòng doanh nghiệp lãi suất cao mấy cũng chấp nhận vay, ngược lại những doanh nghiệp cần vốn lại không tiếp cận được"

Ông Lê Đức Thúy

Điều chuyển vốn từ công sang tư

Tính riêng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng phát triển đã ngốn tới 116.000 tỉ đồng phần tín dụng mới tăng thêm. DN nhà nước, tập đoàn là những địa chỉ mà LS cao vẫn vay. Ngoài ra vốn cao dồn vào việc đảo nợ. Nhiều DN được vay hỗ trợ LS đến nay chưa trả được nên phải vay để đảo nợ, đặc biệt các DN thuộc lĩnh vực bất động sản.

Như vậy, tín dụng chung tăng rất cao nhưng vốn rót vào khu vực sản xuất, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa rất ít. Năm 2011 Chính phủ hạ chỉ tiêu tăng tín dụng xuống khoảng 20%, tổng phương tiện thanh toán ở mức 20% (thấp hơn 8% so với năm trước). Về lý thuyết, với chính sách tiền tệ thắt chặt như vậy LS chắc chắn sẽ còn tăng cao hơn năm ngoái, và DN, đặc biệt DN sản xuất kinh doanh, sẽ khó vay vốn hơn.

Tuy nhiên ông Nghĩa cho rằng không phải như vậy. Bởi bên cạnh khống chế tăng trưởng tín dụng, Chính phủ sẽ siết tiền vào khu vực công, trái phiếu chính phủ phát hành chỉ bằng 50% so với năm trước. Số vốn này sẽ được điều chuyển sang khu vực tư nhân, DN vừa và nhỏ sẽ có nguồn vốn dồi dào hơn để phát triển sản xuất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định song song với kiểm soát mức tăng tín dụng năm 2011 thấp nhất trong năm năm trở lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực chính: sản xuất kinh doanh, khu vực nông thôn, DN nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, các dự án điện... Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, việc giảm tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20% (so với kế hoạch là 23%) sẽ giảm khoảng 50.000 tỉ đồng. Cùng với bốn giải pháp về chính sách tài khóa sẽ giảm được trên 60.000 tỉ đồng nữa, cung tiền sẽ giảm trên 100.000 tỉ đồng.

Đề xuất tăng dự trữ bắt buộc

Theo ông Lê Đức Thúy - chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia, những yếu tố kinh tế vĩ mô không thể giải quyết ngay lập tức trong một sớm một chiều mà cần nhiều giải pháp đồng bộ. Theo tính toán của một chuyên gia, muốn duy trì lạm phát ở mức 9% phải cắt giảm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ dưới 20%, đồng thời điều hành LS linh hoạt hơn. Vừa qua Ngân hàng Nhà nước duy trì LS tái cấp vốn quá thấp 9%, cách quá xa LS trên thị trường, do vậy tạo ra nguồn tiền rẻ để một số ngân hàng kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng với LS có thời điểm lên đến trên 20%.

Từ năm 2009 đến nay, có tình trạng bất bình thường xảy ra, đó là cho vay ròng từ Ngân hàng Nhà nước tăng lên. Như vậy chính sách tiền tệ nói là thắt chặt nhưng không chặt. Một sự cung ứng nhiều như vậy dẫn đến chỗ đẩy lạm phát tăng lên. Cho nên vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh LS tái cấp vốn, tái chiết khấu lên 11% để hạn chế.

Ngân hàng Nhà nước cũng nên có những giải pháp để chặn đứng các cuộc đua LS bằng cách làm tốt vai trò là người cho vay cuối cùng. Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước một mặt thiết lập trần LS nhưng lại không cho ngân hàng cần vốn vay dẫn đến LS khó ổn định, mặt bằng LS bị đẩy lên dây chuyền. Ông Thúy cũng đề xuất tăng dự trữ bắt buộc lên mức 10%, như vậy sẽ hút thêm được 240.000 tỉ đồng để Ngân hàng Nhà nước điều hòa cho thị trường. “Phải thay đổi cách điều hành để giữ được kỷ cương và giữ được sự ổn định một cách vững chắc chứ không chỉ dùng mệnh lệnh hành chính” - ông Thúy nhấn mạnh.

 

                                                                               Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác

Giá xăng tăng khiến nhiều người lo ngại giá cả một số mặt hàng sẽ nhấp nhổm tăng theo.
9h40 phút, khách hàng đến mua xăng ngày càng đông tại cửa hàng xăng dầu 11 (Phường Phương Lâm -TP. Hòa Bình).
Trước thời điểm xăng giá vào lúc 10 h ngày 24/2, nhiều người dân đã tranh thủ đi mua xăng với giá cũ. (ảnh chụp tại cửa hàng xăng dầu tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình).

TP Hòa Bình tập trung GPMB cho các dự án

(HBĐT) - Trên địa bàn TPHB đã và đang triển khai nhiều dự án trên tất cả các lĩnh vực giao thông, y tế, văn hóa, xây dựng trụ sở, hạ tầng kỹ thuật đô thị… trong đó có nhiều dự án trọng điểm của tỉnh.

Nỗ lực khoanh vùng, dập dịch Lở mồm long móng

(HBĐT) - Ngày 15/12/2010, huyện Lạc Thuỷ phát hiện dịch LMLM đầu tiên ở xã Đồng Môn và sau đó tiếp tục lây lan ra toàn huyện. Đến ngày 30/1/2011, dịch bệnh đã lan ra 12/ 15 xã. Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện có dịch, UBND huyện Lạc Thuỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch có hiệu quả. Đến nay, sau hơn một tháng đối phó với dịch LMLM (từ 15/12/2010 đến ngày 30/1/2011) trên địa bàn huyện không phát hiện thêm gia súc nhiễm bệnh.

Giá xăng lên 19.300 đồng kể từ 10 giờ sáng nay

Bộ Tài chính cho biết đã quyết định cho phép các doanh nghiệp đầu mối được tăng giá bán xăng thêm 2.900 đồng/lít kể từ 10 giờ sáng nay.

Thủ tướng quyết định giá bán điện áp dụng từ 1/3

Chiều 23/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 269/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện bình quân 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng từ 1/3, tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2010.

Tăng dự trữ bắt buộc để chống lạm phát

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nâng mức lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11%/năm, nhằm thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng, chủ động kiểm soát áp lực lạm phát.

Dân ngoại thành chưa thể mua nhà thu nhập thấp

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vào đầu tháng Ba tới, chủ đầu tư của 5 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố sẽ tổ chức tiếp nhận đơn đăng ký mua nhà của các đối tượng người thu nhập thấp có nhu cầu bức xúc về nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục