Giá thực phẩm tăng cao sau Tết Nguyên Đán.

Giá thực phẩm tăng cao sau Tết Nguyên Đán.

(HBĐT) - Không lãng phí khi sử dụng các thiết bị điện, chỉ mua sắm đồ đạc thật sự cần thiết, cân đối lại mức thu - chi trong tháng để có một khoản tiết kiệm định kỳ..., nhiều gia đình đang học cách “thắt lưng buộc bụng” để kiểm soát cuộc sống tốt hơn. “Khéo co thì ấm”, có nhiều thứ cần tiết kiệm để có thể sống “khỏe” trong thời giá cả tăng cao như hiện nay.

 

Nhà chị Huyền Lê, tổ 3, phường Hữu Nghị (TPHB) được xếp vào diện trung bình khá so với các hộ gia đình khác trong tổ dân phố. Hai vợ chồng chị đều là công chức, lương tháng được hơn 2 triệu đồng /người, cộng với đồng lương của bố mẹ già đã về hưu, tổng thu nhập của nhà chị được khoảng 8 triệu đồng /tháng. Chỉ mới năm ngoái thôi, số tiền này đủ cho gia đình thoải mái sinh hoạt và dành dụm được ít nhiều. Nhưng năm nay, giá cả leo thang, buộc chị Lê phải cân đối lại mức chi tiêu mới có thể vừa lo liệu chu toàn cuộc sống, vừa tiết kiệm được một khoản nhất định cho tương lai.

Chị Lê tâm sự: Mình phải “thắt lưng buộc bụng” và có những hạch toán chi tiêu rõ ràng mới kiểm soát được túi tiền vốn chẳng nhiều nhặn. Cứ hình dung thu nhập hàng tháng của gia đình là một túi tiền      cố định. Tôi chia nó thành nhiều ngăn: một ngăn là tiền lo liệu cơm nước hàng ngày, một ngăn là tiền điện, nước và các chi phí hiếu, hỉ; một ngăn dành riêng chăm sóc đứa con trai nhỏ mới được 16 tháng và   đặc biệt, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng phải cố duy trì một ngăn tiết kiệm định kỳ, vừa  đề phòng khi nhà có việc, vừa thực hiện các mục đích dài hơi hơn. Với 8 triệu đồng mỗi tháng, tôi phải tính toán cẩn   thận cho từng bữa ăn, tiết giảm nhiều khoản chi khác mới có thể bỏ ra 2 triệu đồng để tiết kiệm.  

Tiết kiệm cũng là “luật bất thành văn” của gia đình bà Nguyễn Thị Lanh ở phường Thịnh Lang với những quy định đã biến thành hành động và trở thành thói quen của mọi người trong gia đình: đi ra khỏi phòng - tắt điện; trong giờ cao điểm tuyệt đối không sử dụng các thiết bị ngốn nhiều điện như máy giặt, bình nóng lạnh, điều hoà, thậm chí nước sinh hoạt cũng được quán triệt sử dụng tiết kiệm, không lãng phí. Bà Lanh vui vẻ cho biết: Bà đã quán triệt tinh thần “thắt lưng buộc bụng” đến toàn gia đình từ giữa năm ngoái, khi bắt đầu nhận thấy tiền điện, nước hàng tháng lên quá cao, ảnh hưởng đến mức sinh hoạt của cả gia đình. Năm nay, tình hình cắt điện luân phiên, tăng giá điện và các diễn biến bất lợi khác về giá càng đòi hỏi gia đình cần thực hiện hiệu quả hơn nữa. Vừa rồi, bà Lanh quyết định thay nốt mấy bóng đèn tuýp thành bóng đèn compact tiết kiệm điện vì qua các phương tiện truyền thông, bà được biết tình hình sử dụng điện năm nay sẽ còn căng thẳng hơn năm ngoái. 

Chị Thu Nga, phường Phương Lâm chia sẻ: Cuộc sống bây giờ có nhiều thứ cần tiết kiệm, bắt buộc phải tiết kiệm. Như nhà tôi có hai vợ chồng và hai đứa con - trước đây mỗi tháng để ra 10 triệu đồng chi tiêu khá rủng rỉnh nhưng bây giờ, nếu không tính toán cân nhắc, kiểu gì cũng thiếu. Đôi khi để mua sắm những vật dụng cần thiết cho gia đình, tôi phải kìm lòng trước những nhu cầu cá nhân như chăm sóc da hàng tuần, hấp tóc, mua mỹ phẩm... Đến ngay chuyện làm ăn, vợ chồng tôi cũng bàn nhau thận trọng hơn với đồng tiền mình bỏ ra bằng cách “chia trứng thành nhiều giỏ”, không đầu tư vào một mối như trước kia. Đặc biệt, một trong những chiếc giỏ cần đầu tư ngay là tiết kiệm. Sau khi ăn Tết xong, tôi đã ra ngân hàng lập một sổ tiết kiệm định kỳ, hàng tháng sẽ trích một phần thu nhập gửi vào đó. 

Ngày nay, thay vì ngồi một chỗ than thở về giá cả tăng cao, hoặc hoang mang lo ngại trước mỗi đợt tăng giá khó kiểm soát, nhiều người dân đã lựa chọn xu hướng sống tích cực, thông minh hơn: tiết kiệm và xác định rõ mục đích khi sử dụng đồng tiền. Cách sống này không khiến họ giàu lên nhưng giúp họ thích nghi với hoàn cảnh để cân bằng cuộc sống.

 

                                                                                          Phan Anh

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục