Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, với các biện pháp quyết liệt, Chính phủ vẫn có khả năng kéo mức tăng CPI năm 2011 xuống ngưỡng 7%.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, chỉ tiêu tăng 7% của CPI thực chất được Quốc hội đưa ra từ năm ngoái, khi đó, mặt bằng giá còn khá thấp. Nhưng từ đầu năm 2011 đến nay, giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng, giá trong nước cũng tăng, đặc biệt khi Chính phủ điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu.
"Dù vậy, theo tôi, Chính phủ vẫn đặt quyết tâm là quyết liệt kéo mức tăng của CPI xuống 7% bằng các biện pháp, chí ít cũng trên 7% một chút, không thể để mức hai con số được", ông Nghĩa nói.
Nhưng như năm trước, Chính phủ cũng dùng nhiều biện pháp để kéo mức tăng của CPI xuống như mong muốn, nhưng rồi cũng có "kéo" được đâu?
Tôi hy vọng năm nay sẽ khác!
Vì, Nghị quyết 11 và chỉ đạo của Chính phủ tương đối tập trung hơn, và chúng ta cũng rút được kinh nghiệm từ năm trước. Thực ra, năm ngoái, nếu kiên trì thì ta sẽ giữ được CPI như mục tiêu đề ra. Trong khi đó, năm nay, Chính phủ còn quyết tâm hơn.
Điều đó được cụ thể hóa bằng việc đưa cung tiền xuống 16%, là mức thấp chưa từng có trong lịch sử. Đồng thời, Chính phủ cũng đưa mức tín dụng xuống 20%, và đây cũng là mức thấp chưa từng có.
Mặc dù, những điều trên đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên ta đưa ra các giải pháp tương đồng với lời khuyên của IMF.
Ý ông là, với những giải pháp rất quyết liệt của Nghị quyết 11, nếu thực hiện nghiêm và triệt để, ta có thể giữ được mức tăng CPI năm nay ở ngưỡng 7%?
Tất nhiên, khi lạm phát đang cao, kéo xuống ngay được là cũng khó, nhưng xu hướng giảm dần một hoặc hai năm tới ở mức 7 hoặc dưới 7% là tốt rồi.
Với các mức "giảm nhiệt" chưa từng có trong lịch sử như ông nói ở trên, có thể hiểu, chính sách tiền tệ sẽ là giải pháp then chốt để "khóa van" lạm phát lại?
Đúng. Lạm phát bị chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ.
Tôi lấy ví dụ, giá đầu vào tăng như xăng dầu, điện, thậm chí kim loại đen, màu. Thường thì, giá đầu vào tăng thì các doanh nghiệp phải giảm sản lượng và vì giảm sản lượng nên giá lại tăng tiếp. Nhưng ngân hàng trung ương của các nước biết điều đấy nên người ta lại càng giảm cung tiền thì giá không tăng được. Đơn cử như giá xăng dầu tăng từ 40 - 50 USD/ thùng lên 100 USD/thùng, nhưng thế giới có chỗ nào tăng giá đâu. Tức lạm phát của thế giới vẫn rất thấp.
Nghĩa là giá đầu vào tăng chưa chắc đã làm giá cả tiêu dùng tăng theo?
Cái chính là ngân hàng trung ương có khống chế được lượng cung tiền hay không. Giá đầu vào tăng lên làm cho sản lượng giảm thì ngân hàng trung ương của các nước cũng giảm cung tiền tương ứng với sản lượng để cho mặt bằng giá cả không thay đổi.
Năm nay chúng ta đưa ra mức cung tiền rất thấp, theo tính toán của chúng tôi thì giá đầu vào của thế giới có thể tăng, nhưng với mức cung tiền thấp như vậy thì giá trong nước cũng khó tăng cao.
Vậy sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có ý nghĩa gì đối với việc giảm lạm phát, thưa ông?
Quan trọng nhất là đừng làm cho chính sách tài khóa ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách tiền tệ.
Như năm ngoái, chúng ta đã "bành trướng" chính sách tài khóa rất mạnh, bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, ngân hàng phát triển rất lớn. Điều đó là vì Chính phủ ngại do khủng hoảng, các doanh nghiệp không đầu tư, nên Chính phủ phải đẩy mạnh chi tiêu công. Nếu không thì làm gì có tăng trưởng? Tư duy đó là bình thường.
Tuy nhiên, năm nay, ngay từ đầu, Chính phủ đã rút đầu tư công xuống rất mạnh, đó là hành động quan trọng để hỗ trợ cho chính sách tiền tệ.
Thực tế, đầu tư công của ta chủ yếu bằng con đường trái phiếu chính phủ thông qua việc thu hút vốn từ ngân hàng, tức chỉ có ngân hàng mua trái phiếu chính phủ chứ người dân có ai mua đâu. Như vậy, vốn của ngân hàng đã bị hút ra khu vực công nhiều, còn khu vực vừa và nhỏ sẽ thiếu vốn và lãi suất như vậy sẽ tăng lên.
Vì thế, việc cắt giảm mạnh đầu tư công có tính cốt lõi, đồng thời Chính phủ cũng sẽ chấn chỉnh lại toàn bộ hiệu quả, kiểm tra, giám sát của khu vực công.
Còn một tiềm năng khác mà chúng ta có thể làm là giảm các thủ tục hành chính. Các nước khác đã giảm hết rồi, không còn tiềm năng này để giảm, nhưng mình vẫn còn quá nhiều để giảm. Bởi sự phức tạp về thủ tục hành chính cũng dẫn đến chi phí đầu tư công và đầu tư tư rất đắt.
Với việc giảm mạnh cung tiền và giá đầu vào tăng, tốc độ tăng trưởng năm nay có thể bị ảnh hưởng thế nào?
Tất nhiên khi đầu vào tăng thì phải nghĩ đến sản lượng sẽ phải giảm. Các doanh nghiệp sẽ hành động tiết kiệm chi phí bằng cách giảm sản lượng. Như vậy thì GDP cũng có thể giảm.
Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng cũng không thể giảm dưới 7%, cỡ chắc khoảng 7%, ban đầu mình đặt là 7,5%. Nếu phấn đấu tốt thì vẫn có cơ hội đạt được trên 7%.
Lấy ví dụ như sản lượng nông nghiệp tăng lên chẳng hạn. Bên cạnh đó, hai tháng đầu năm, sản lượng công nghiệp cũng tăng khá mạnh, 14-15%, đó là mức tương đối cao. Theo tôi, cũng không phải dùng từ "hy sinh" cái nọ để có cái kia, miễn là kiên trì thực hiện Nghị quyết 11, thì lạm phát vẫn có thể giảm và vẫn duy trì mức tăng trưởng 7 và trên 7%. Nền tảng kinh tế của chúng ta không đến nỗi nào mà phải dùng hai chữ "hy sinh".
Mức cung tiền 16% và 20% về tín dụng là mức bình thường. Như Trung Quốc, người ta tăng trưởng 10% nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ là 17%. Hay
Theo VnEconomy
(HBĐT)- Cánh đồng xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) đang bước vào vụ mới. Đã quá buổi trưa, nhà nhà còn mải miết thu nốt lứa cải bắp, đậu cô ve kịp mang ra bán chợ ngoài thị trấn buổi chiều. Mùa này, cây ngô, đậu cũng đã lên xanh, bà con tập trung vun gốc, đưa nước từ các mỏ về đồng. Ông Khà Văn Bui - Trưởng xóm cho hay: Piềng Phung ít ruộng, chỉ cấy được vụ lúa. Vụ chiêm- xuân gần như toàn bộ diện tích cấy lúa của xóm bị hạn, bà con trong xóm chuyển sang trồng rau, màu. Cùng với tích cực chuyển đổi, tăng hiệu quả sử dụng đất, giá trị kinh tế mang lại cho bà con cũng rất đáng kể.
(HBĐT)- Xóm Bản Hạ và U Quang là hai xóm khó khăn nhất của xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Do địa hình nhiều đồi núi dốc nên hàng năm thường xảy ra thiếu nước nuôi lúa. Sau mỗi trận mưa, nước lại thoát ra ngoài suối. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi cấy xong UBND xã tuyên truyền vận động các hộ gia đình tận dụng mọi nguồn nước để đưa vào ruộng; dùng cây tre, nứa làm guồng nước để bơm từ suối vào ruộng. Để giữ nước các hộ be bờ ruộng cẩn thận, nện đất chặt để nước không thoát ra ngoài.
(HBĐT)- Đó là nội dung vừa Công văn số 288/BNN-TCLN của Bộ NN& PTNT về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh. Theo đó, Bộ nhất trí với đề nghị của UBND tỉnh về việc điều chỉnh 1.160,3 ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất để phát triển KT- XH địa phương. Diện tích rừng phòng hộ này nằm rải rác trên địa bàn 7 huyện của tỉnh, thuộc cấp phòng hộ ít xung yếu, có vị trí thuận lợi giao thông và khu dân cư.
(HBĐT)- Nắm bắt thấy ếch là một mặt hàng mới, thuộc loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất đạm, chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, cho lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ông Trần Văn Vòng, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) đã mạnh dạn đầu tư nuôi ếch. Theo giới thiệu của người bạn, ông Vòng đã về tận tỉnh Hà Tĩnh để mua ếch giống.
(HBĐT)- Từ đầu tháng 3/2011, việc các siêu thị, đại lý trên địa bàn thành phố Hoà Bình tăng giá bán các loại sữa bột nhập ngoại trung bình từ 5 – 18% đã làm cho người tiêu dùng lo lắng khi “hầu bao” của gia đình bị thâm hụt. Theo ông Hoàng Đức Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Sữa cũng chỉ là một trong những sản phẩm bị tăng giá trên thị trường hiện nay. Trước những biến động tăng giá vàng, giá USD và giá điện, xăng, dầu thời gian qua, nhiều nhà phân phối sữa ngoại tại Việt Nam đồng loạt tăng giá sữa. Các cửa hàng, đại lý, siêu thị phải điều chỉnh giá bán theo giá niêm yết của nhà phân phối.
(HBĐT)- Theo Cục Thống kê tỉnh, quý I/2011 giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh biến đổi theo chiều hướng thất thường.