Xăng bất ngờ tăng thêm 2.000 đồng/lít từ 22 giờ ngày 29.3.2011. Ngày 28.3, theo “Tổ điều hành thị trường trong nước”, giá tiêu dùng tháng 4 vẫn tăng ở mức cao. Ngân hàng sợ vấn đề thanh khoản.

 

Đấy là những tin nóng hổi của báo chí vài ngày qua và cũng phù hợp với báo cáo tình hình kinh tế-xã hội mà Tổng cục Thống kê vừa công bố.

Theo báo cáo này, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I là 5,43% so với quý I năm trước, trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 2,05%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,47%, dịch vụ tăng 6,28%.  Tốc độ tăng trưởng GDP không cao nhưng vẫn khá trong bối cảnh chính sách kinh tế lấy ổn định vĩ mô làm chính và tăng trưởng không còn là chỉ tiêu hàng đầu.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị đạt 198.719 tỉ đồng. Trong tổng giá trị đó đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước là 20,14%, của khu vực tư nhân trong nước 37,51% và khu vực đầu tư nước ngoài 42,35%; tốc độ tăng trưởng so với quý I năm trước của ba khu vực này tương ứng là 5,5%, 16,6% và 16,3%.

Tỷ trọng của khối doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp chỉ cỡ 1/5 và với sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng cỡ 10-11% (con số chênh lệch này khá ổn định trong thời gian dài trong các năm qua) nếu giữ được ổn định trong tương lai thì sau 5 năm nữa tỷ lệ của khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ còn cỡ 16%. Đấy là xu hướng lành mạnh.

Tổng mức bán lẻ đạt khoảng 452 ngàn tỉ đồng, tăng 22,6% (tăng 8,7% nếu trừ tăng giá) so với quý I năm trước, (trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 11,1%).

Xuất khẩu đạt 19.245 triệu USD (tăng 33,7% so với quý I năm trước).

Nhập khẩu đạt 22.274 triệu USD (tăng 23,8% so với quý I năm trước).

Đấy là những điểm sáng của tình hình kinh tế quý I năm 2011.

Tuy nhiên, đằng sau các con số tăng trưởng này vẫn còn nhiều mảng tối mà chắc cần nhiều thời gian hơn để khắc phục với sự thực hiện kiên quyết của các giải pháp chống lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô mà chính phủ đã đưa ra.

Nhức nhối nhất vẫn là lạm phát ở mức khá cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 là 2,17% so với tháng trước làm cho CPI của 3 tháng đầu năm đã lên đến 6,12% (so với tháng 12-2011). CPI quý I so với cùng kỳ năm trước đã tăng 12,79%. Nếu muốn đạt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là CPI cả năm không quá 7% thì mức tăng CPI của cả 3 quý còn lại chỉ còn 0,82%.

Với việc tăng giá xăng dầu từ 10,3% đến 15,3% đêm 29.3, thì chắc chắn hết tháng 4 thì CPI so với tháng 12.2010 sẽ vượt mức 7%. Cố giữ cho CPI năm nay không quá 2 con số cũng là một mục tiêu khó đạt. Như thế cuộc chiến chống lạm phát còn cam go và đỏi hỏi những nỗ lực vượt bực trong điều hành chính sách của Chính phủ.

Những bất ổn vĩ mô khác vẫn còn đó. Nhập siêu ở mức 3.029 triệu USD (bằng 15,7% mức xuất khẩu). Nếu hết sức cố gắng và với các biện pháp không khuyến khích nhập khẩu vài trăm mặt hàng mà Bộ Công thương vừa đưa ra, thì may có thể đạt chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra là nhập siêu của cả năm dưới mức 16% của kinh ngạch xuất khẩu. Nếu đạt được mục tiêu này thì bắt đầu có chuyển biến về cán cân thương mại theo chiều hướng tốt hơn.

Tuy vậy, vấn đề này nằm ở chính cơ cấu của nền kinh tế và chừng nào chưa tái cơ cấu lại một cách căn bản (chủ yếu là các tập đoàn và các doanh nghiệp nhà nước) thì mất cân đối thương mại vẫn là bài toán hóc búa và không thể giải được bằng các biện pháp hạn chế, không khuyến khích hay hành chính.

Vấn đề nhập siêu, bất cân đối thương mại, gắn với vấn đề tỷ giá, vấn đề nợ nần của nền kinh tế. Các vấn đề này chỉ có thể giải quyết được một cách căn bản khi Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước cắt giảm đầu tư (báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng 15,2% so với quý I năm trước), tăng hiệu quả đầu tư. Đấy là những biện pháp căn bản và dài hạn để tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế. Không giải quyết tận gốc rễ, thì các biện pháp hành chính có mạnh mẽ đến đâu cũng không có kết quả lâu bền.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng đưa ra một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm: trong ba tháng đầu năm, cả nước có 300,9 nghìn lượt hộ thiếu đói với 1.230 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Với giá cả gia tăng như hiện nay số người dân gặp khó khăn chắc sẽ gia tăng và hết sức cần chú ý đến họ với chính sách xã hội thoả đáng.

Các biện pháp quyết liệt của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, để ổn định kinh tế vĩ mô sẽ có tác dụng sau một thời gian và chưa thể có kết quả ngay tức khắc trong các số liệu của quý I, thậm chí của tháng Tư. Nhưng hy vọng chúng sẽ có tác động từ tháng Năm trở đi.

                                                                        Theo Báo Laodong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ BQL dự án giảm nghèo 2 tổng hợp tình hình triển khai và những đề xuất của các BQL dự án các huyện tổng hợp trình Ban điều phối dự án TƯ

Dồn điền, đổi thửa - cách làm hay của thôn Bãi Xe

(HBĐT) - Trong khi tại nhiều địa phương khác trong xã, ngoài huyện Kim Bôi thực hiện việc dồn điền - đổi thửa gặp ít nhiều vướng mắc thì ở thôn Bãi Xe, xã Nam Thượng, việc dồn điền - đổi thửa lại sớm thành công nhờ nhận được ủng hộ từ lòng dân. Đến nay đã là năm thứ 2, bước sang vụ thứ 4 các hộ ở thôn Bãi Xe chọn và theo cách làm trên, hiệu quả từ dồn điền - đổi thửa đang được bà con nơi đây minh chứng.

Ngăn chặn tình trạng tăng giá vô tội vạ

Để hạn chế tình trạng hàng hóa “té nước theo mưa” sau khi xăng tăng giá, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, sắp tới cơ quan này sẽ phối hợp với Thanh tra Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra thực hiện đăng ký giá bán, niêm yết giá...

Giá cước vận tải sẽ tăng từ 5 – 10%

Ngày 29.3 giá xăng dầu lại tiếp tục tăng sau đợt tăng ngày 24.2, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Doanh nghiệp niêm yết chật vật với bài toán lợi nhuận

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 cho thấy nhiều doanh nghiệp niêm yết có mức tăng trưởng doanh thu tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận thu được lại rất khiêm tốn, thậm chí thụt lùi so với năm 2009.

22 doanh nghiệp TPHCM tham gia bình ổn giá

Chiều 1-4, Sở Công thương và Sở Tài chính TPHCM đã công bố kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012. So với năm ngoái, chương trình năm nay tăng cả về nhóm mặt hàng, điểm bán và doanh nghiệp (DN) tham gia.

Hội phụ nữ xã Nhuận Trạch giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hhội phụ nữ xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cho biết: Hội có 751 hội viên của 15 chi hội. Năm 2010, HPN xã đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của xã về kế hoạch phát triển kinh tế, XĐ-GN. Hội xã đã vận động hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, tập trung sản xuất vụ chiêm xuân và vụ mùa; trồng cây màu, rau, đậu; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi dựa vào tiềm năng, thế mạnh, điều kiện thực tế của từng gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục