Không phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài, ngoài ngành, phát huy nội lực, chủ động đảm nhận các công trình dầu khí đã được các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện tốt trong những năm qua. Đó cũng là kết quả khả quan sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 233 của Đảng ủy Tập đoàn về “phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn”.
Cơ hội cho các doanh nghiệp của PVN khẳng định năng lực
Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN khẳng định: Sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết là một khoảng thời gian đủ để các doanh nghiệp thuộc PVN khẳng định năng lực dịch vụ của mình. Thông qua việc áp dụng cơ chế chỉ định thầu theo Nghị quyết, các nhà thầu trong nước cung cấp dịch vụ dầu khí như: Tổng Công ty CP Dịch vụ Dầu khí, Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, Tổng Công ty CP xây lắp Dầu khí đã khẳng định được năng lực không thua kém, thậm chí còn tốt hơn so với các nhà thầu nước ngoài khi đấu thầu quốc tế.
|
Đơn cử như công trình xây lắp Giàn nén khí ở Mỏ Rồng Đồi Mồi trị giá 37 triệu USD là một dự án có qui mô đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Công nghệ hoàn toàn giống như giàn nén khí Trung tâm của mỏ Bạch Hổ đã được xây dựng cách nay hơn 15 năm. Trước đây, toàn bộ công việc xây dựng giàn nén khí Trung tâm mỏ Bạch Hổ: từ khâu thiết kế, chế tạo, mua sắm thiết bị, thi công lắp đặt đều do tổ hợp nhà thầu nước ngoài thực hiện trong vòng 24 tháng… Tuy nhiên, với đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, và sau 15 năm tham gia vận hành giàn nén khí Trung tâm của Mỏ Rồng, Xí nghiệp Liên doanh dầu khí VSP đã mạnh dạn đảm nhận công trình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vượt tiến độ 5 tháng so với kế hoạch và tiết kiệm cho Nhà nước hơn 20 triệu USD; đồng thời làm lợi gần 200 nghìn USD/ngày nhờ không phải đốt khí thừa cũng như không gây ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, các doanh nghiệp trực thuộc PVN cũng đã khẳng định năng lực vượt trội khi đảm nhận được các công trình trọng điểm về dầu khí của quốc gia, của Tập đoàn, những công trình, phần việc mà trước kia phải hoàn toàn thuê nước ngoài hoặc các nhà thầu ngoài ngành thực hiện. Một số công trình như: Nhà máy điện Long Phú 1, Ethanol Dung Quất do PTSC thực hiện; Nhiệt điện Thái Bình 2, Ethanol Phú Thọ, các công trình dân dụng Dầu khí do PVC thực hiện; đường ống khí PM3 Cà Mau và Lô B- Ô Môn do VSP thực hiện; các giàn khai thác dầu khí do VSP và PTSC thực hiện…Bên cạnh đó, các dịch vụ bọc ống, đóng giàn khoan, đóng tàu, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, kiểm định năng lượng… đã được những doanh nghiệp của PVN đủ khả năng thực hiện 100%.
Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ đều có bước phát triển mạnh, chủ động hơn trong việc triển khai các dự án đầu tư và các họat động đảm bảo chủ quyền quốc gia trên biển; uy tín và thương hiệu của các đơn vị làm dịch vụ ngày càng đượg khẳng định. Tập đoàn cũng đã xây dựng được đội ngũ những người làm công tác dịch vụ dầu khí có chất lượng và trình độ chuyên môn cao.
Hơn nữa, sự phát triển của các đơn vị dịch vụ trong hai năm qua đã giúp Tập đoàn giảm mạnh chi phí thuê dịch vụ nước ngoài, giữ được nguồn ngoại tệ để đầu tư cho các dự án lớn về Dầu khí và các dự án khác ở Việt Nam, góp phần cùng Chính phủ cân đối nguồn ngoại tệ xuất nhập khẩu. Nhờ đẩy mạnh dịch vụ trong ngành, Tập đoàn đã tiết kiệm 2,67 tỷ USD trong năm 2009 và 6,2 tỷ USD trong năm 2010.
Doanh thu từ dịch vụ tăng mạnh
Theo Phó Tổng giám đốc PVN Vũ Quang Nam, hoạt động dịch vụ của PVN trong những năm qua có bước phát triển đáng kể, đóng góp vào tăng trưởng của Tập đoàn.
Giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng dịch vụ dầu khí đạt mức kỷ lục, doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ đạt 27,7% tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Năm 2010, doanh thu từ dịch vụ đạt 32% trong tổng doanh thu của Tập đoàn, tương đương 152,5 nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2009.
Quý I/2011, PVN đạt tổng doanh thu 151 nghìn tỷ, trong đó có 45 nghìn tỷ đồng từ dịch vụ dầu khí, tăng 59% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh thu từ dịch vụ dầu khí còn cao hơn vài chục lần so với tổng doanh thu của nhiều tập đoàn kinh tế, tổng Công ty khác ở trong nước.
|
Trong giai đoạn tiếp theo, PVN cũng xác định mục tiêu đến năm 2015, doanh thu từ dịch vụ dầu khí sẽ chiếm khoảng 30-35% tổng doanh thu của Tập đoàn.
Theo ông Vũ Quang Nam, để đạt mục tiêu này, PVN tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ 10 nhóm giải pháp; trong đó tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa đơn vị cung cấp và sử dụng dịch vụ; tập trung đầu tư quy hoạch cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dụng, nhân lực, nâng cao chất lượng, năng lực dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các đơn vị nhằm đáp ứng 50% tỷ trọng sử dụng dịch vụ trong toàn Tập đoàn. PVN cũng tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ dầu khí ra nước ngoài, trước mắt phục vụ các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư ở nước ngoài.
PVN cũng sẽ tổ chức tái cơ cấu lại các nguồn lực theo hướng tập trung chuyên sâu vào các ngành nghề chính, bảo đảm không có sự chồng chéo, quy hoạch lại cơ sở vật chất để khai thác tối đa năng lực. Các đơn vị thành viên cũng cần chủ động tìm kiếm cơ hội để phát triển và thực hiện các dịch vụ phù hợp với năng lực của đơn vị, đồng thời từng đơn vị đầu tư cấu trúc lại sản phẩm, dịch vụ, thiết bị và công nghệ dịch vụ, cải tiến phương pháp quản lý, triệt để cắt giảm chi phí không hợp lý.
Trong thời gian tới, PVN tiếp tục tổ chức cho các đơn vị trong Tập đoàn đủ năng lực thực hiện tổng thầu các gói thầu do Tập đoàn làm chủ đầu tư.
Theo Báo ĐCSVN
(HBĐT)- Đà Bắc là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh. Trong nhiều năm qua, huyện, đang nỗ lực tìm hướng đi nhằm xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống cho bà con. Những định hướng phát triển kinh tế đã được Đảng bộ, các cấp chính quyền Đà Bắc tập trung trong mấy năm qua đó là phát triển hạ tầng, nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đang dần tạo đà cho phát triển bền vững.
(HBĐT) - Trong quý I/2011, kim ngạch xuất khẩu tỉnh ta ước đạt 15,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 58,6% và đạt 26% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá đạt 9,3 triệu USD; xuất khẩu dịch vụ đạt 6,4 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5,9 triệu USD, tăng 59% so cùng kỳ và thực hiện được 15,32% kế hoạch năm. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: dệt may, rau quả, điện tử…
(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, nuôi trồng thủy sản trong quý I trên địa bàn tỉnh ta chủ yếu là chăm sóc, thu tỉa cá thịt. Hiện nay, các hộ nuôi trồng thuỷ sản đang khẩn trương tu bổ ao, hồ, phòng bệnh cho cá; các cơ sở sản xuất cá giống tiếp tục chăm sóc, phân loại cá giống để phục vụ cho sản xuất thuỷ sản vụ xuân - hè 2011.
(HBĐT) - Thiết thực giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, xoá đói - giảm nghèo, hiện nay, Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn toàn tỉnh đang phối hợp với Ngân hàng No&PTNT tín chấp cho 13.311 gia đình hội viên hội phụ nữ vay vốn với tổng số tiền 109.860 triệu đồng.
Xăng bất ngờ tăng thêm 2.000 đồng/lít từ 22 giờ ngày 29.3.2011. Ngày 28.3, theo “Tổ điều hành thị trường trong nước”, giá tiêu dùng tháng 4 vẫn tăng ở mức cao. Ngân hàng sợ vấn đề thanh khoản.
Nhiều mặt hàng như thủy hải sản, rau củ quả, may mặc, da giày, đồ nội thất, gỗ xây dựng... đang có nhu cầu lớn ở Nhật và dự báo tăng mạnh thời gian tới. Một số doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đang tích cực tìm cơ hội bán hàng sang Nhật.