Quý I/2011, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào VN đã có nhiều tín hiệu khả quan. Đặc biệt, số vốn FDI giải ngân vẫn duy trì và vượt so với các năm trước; khu vực FDI hiện xuất siêu 969 triệu USD, trong khi cả nước nhập siêu 3,029 tỉ USD. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao Động, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết:

 

- Các dự án lớn được cấp phép trong quý I là dự án Cty TNHH sản xuất First Solar VN thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo do Singapore đầu tư tại TPHCM với mức đầu tư hơn 1 tỉ USD; dự án Enfinity Ninh Thuận (266 triệu USD) do Hồng Kông (TQ) đầu tư sản xuất điện... Tổng số có 76 dự án đăng ký mới với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm trên 1,55 tỉ USD.

Thiếu điện là một trong những khó khăn cho việc triển khai các dự án FDI.      Ảnh: T.L
Thiếu điện là một trong những khó khăn cho việc triển khai các dự án FDI. Ảnh: T.L

Thưa ông, cùng với chủ trương thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các chính sách thu hút đầu tư đã đủ mạnh để tăng tốc?

- Trước hết, phải khẳng định chủ trương thu hút FDI vào lĩnh vực KHCN là một trong những mục tiêu chính trong việc thiết kế, xây dựng các quy định pháp luật về ĐTNN. Chính phủ đã quy hoạch và phát triển 3 vùng chính về công nghệ đặt tại 3 khu vực là Khu công nghệ cao Sài Gòn, Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Hiện nay đã thu hút các dự án của Tập đoàn Intel (vốn đầu tư 1 tỉ USD), Tập đoàn Samsung (680 triệu USD, đang thực hiện thủ tục tăng vốn đầu tư giai đoạn 2 lên 1,5 tỉ USD), Tập đoàn Nokia (đã ký biên bản ghi nhớ với lãnh đạo Bộ KHĐT dự án 330 triệu USD...); dự án của Tập đoàn hàng không vũ trụ Châu Âu tại Đà Nẵng, các dự án của tập đoàn Canon, LG đều đang mở rộng sản xuất và tăng quy mô đầu tư.

Các chính sách và đường lối thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của VN đã đi đúng hướng, phù hợp. Thời gian tới, để thu hút và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn, chúng ta phải tập trung giải quyết một số vướng mắc chính đang cản trở như hạ tầng cơ sở cho phát triển công nghệ cao, đào tạo và cung ứng nhân lực trình độ cao, hạ tầng logistic, ổn định việc cung ứng điện...

Ông nhắc tới việc ổn định cung ứng điện cho các dự án FDI, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư cũng quan ngại vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân và thu hút dự án mới?

- Việc thiếu điện là một trong những khó khăn rất lớn cho việc duy trì sản xuất và kinh doanh ổn định của các DN, đặc biệt là đối với kế hoạch triển khai trong ngắn hạn của các dự án FDI. Tuy nhiên, việc thiếu điện chỉ là hiện tượng tạm thời do việc chậm tiến độ các nhà máy điện đang trong quá trình xây dựng (thông thường cần từ 18-24 tháng để đi vào hoạt động).

Tình trạng thiếu điện cũng đặt ra câu hỏi về việc thu hút ồ ạt các dự án thép, ximăng sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao điện năng được đưa vào VN thời gian qua?

- Đúng là có thực trạng về việc phát triển các dự án đầu tư trong lĩnh vực thép, ximăng trên phạm vi cả nước thời gian qua. Tuy nhiên, phần lớn các dự án này là do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư có quy mô vốn lớn nhưng đều chưa đi vào hoạt động do khó khăn về thu xếp vốn hoặc trở ngại về giải phóng mặt bằng.

Cũng có ý kiến phản ánh việc các nhà đầu tư thép nước ngoài mong muốn đầu tư tại VN do các tiêu chuẩn môi trường của VN thấp hơn quốc tế và giá năng lượng đầu vào còn thấp. Bộ KHĐT phê duyệt kế hoạch triển khai 2 đoàn kiểm tra liên ngành đối với các dự án thép, ximăng có vốn đầu tư nước ngoài để xem xét một cách toàn diện và có các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ.

Đối với các dự án không đáp ứng được các quy định về tiến độ triển khai, quy định về bảo vệ môi trường, công nghệ... sẽ kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT)... Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, các dự án thép FDI quy mô lớn  được cấp GCNĐT vừa qua đều chưa đi vào hoạt động nên chưa phải là tác nhân ảnh hưởng đến tình trạng thiếu điện trong thời gian qua.

Rút vốn là bình thường. “Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đã phải tính toán cơ cấu lại danh mục, quy mô đầu tư, thậm chí có dự án nhà đầu tư quyết định hoãn, dãn tiến độ hoặc tìm cách chuyển nhượng dự án. Theo quan điểm của chúng tôi, phải coi đây là việc bình thường trong kinh tế thị trường. Tới đây, trong dự thảo NĐ thay thế NĐ 108/NĐ-CP, Bộ KHĐT đã tham mưu Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư phải ký quỹ một khoản tài chính để ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư đối với dự án lớn đã đăng ký” - ông Đỗ Nhất Hoàng nói.

- Cảm ơn Cục trưởng.

 

                                                                                   Theo Bao LĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đường giao thông nông thôn rộng 3m về bản người Dao xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) vừa được hoàn thành góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Thành phố Hòa Bình tập trung chăm sóc lúa chiêm - xuân

(HBĐT) - Sau những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, đến cuối tháng 3, tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà con nông dân các xã, phường trong thành phố tập trung ra đồng làm cỏ, sục bù, bón phân, chăm sóc cho diện tích lúa chiêm - xuân đang trong giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh.

Công bố đồ án quy hoạch chi tiết khu nhà ở sinh thái tại xã Hoà Sơn

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lương Sơn đã công bố đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở sinh thái PARK ROYAL.

Quản chặt vốn đầu tư ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quản lý ngoại hối trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) cũng yêu cầu các đơn vị báo cáo hoạt động, triển khai các dự án. Đây là những động thái nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc chuyển vốn ra nước ngoài.

Đường ế ẩm

Trong dự báo mới nhất ra ngày 11/4 về “Triển vọng kinh tế thế giới,” Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định bất chấp những nguy cơ mới đe dọa tiến trình phục hồi sau khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giành được động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao.

Dự án FDI lớn có thể ký quỹ

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã đề xuất yêu cầu ký quỹ đối với các dự án FDI lớn để bảo đảm việc triển khai thực hiện. Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) Đỗ Nhất Hoàng, đề xuất này đã được đưa vào nội dung dự thảo nghị định thay thế Nghị định 108/2006-CP nhằm bảo đảm tốt cho việc triển khai dự án trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Kiểm soát chặt thị trường hàng hoá

(HBĐT) - Thị trường những tháng đầu năm 2011 diễn biến sôi động, mức lưu chuyển hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục