Xóm Thấu, xã Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường.

Xóm Thấu, xã Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường.

(HBĐT)- Trong ký ức của nhiều người, đường vào xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) là con đường đầy khó khăn. Thế nhưng bây giờ, đường nhựa đã chạy qua trung tâm xã vào tới xóm Thấu. Cuộc sống của người dân đang ngày càng được cải thiện nhờ trồng rừng và chăn nuôi.

 

Ký ức về những năm tháng gian khó

 

Gợi lại ký ức về những năm tháng khó khăn, anh Bùi Đức Miên, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ nhớ lại: Là xã vùng 3, xa nhất của Yên Thủy, giáp ranh với các xã khó khăn như: Lạc Lương (Yên Thủy), Hưng Thi (Lạc Thủy), Mỹ Thành, Bình Hẻm (Lạc Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi). Trước đây, con đường từ ngã ba thị trấn Hàng Trạm vào Lạc Sỹ là đường đất chỉ bé vừa đường trâu đi, nhiều đoạn vòng vèo theo khe núi. Điều kiện giao thông khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới giao lưu văn hoá và phát triển KT-XH. Những người dân ở Lạc Sỹ không thể quên khi làm cây cầu sắt qua suối vào trung tâm xã phải mất 2 tháng trời khiêng bộ  những thanh sắt nặng tới 6 tạ từ thị trấn Hàng Trạm vào. Thế nhưng, con đường.

 

Lên Lạc Sỹ vẫn cứ chênh vênh, vắt vẻo trên những sườn núi. Cho đến những năm 1993, 1994, trong xã đã lác đác có những người mua được xe máy nhưng mỗi lần đi đâu lại phải có hai, ba người đi cùng để khiêng xe qua những đoạn đường khó.

 

Lạc Sỹ hầu như không có diện tích đất nông nghiệp. Trong tổng diện tích tự nhiên 29 km2, chỉ có 69 ha đất 2 vụ lúa, phần lớn là diện tích đồi núi. Cuộc sống của người dân ngày đó đều tự cung tự cấp, gánh được gánh măng xuống đến thị trấn Hàng Trạm, chợ Báy, thị trấn Thanh Hà (Kim Bôi trước kia) hoặc chợ Vó, Vụ Bản (Lạc Sơn) mất cả ngày đường. Cái đói triền miên, bữa cơm quanh năm độn củ mài, củ nâu, củ vớn với rau rừng. Khi Nhà nước khoán đất, mặc dù không còn phải phụ thuộc HTX nhưng do không có đất lúa nên người dân buộc phải bám các sườn núi cao để đốt nương, làm rẫy. Chỉ tay lên dãy núi trước mặt, ông Miên kể lại: Trước đây, rừng Lạc Sỹ giàu cây gỗ, nhiều con thú chẳng thua kém gì rừng Cúc Phương nhưng vì đói mà người dân đã phá hết cả rừng, con đường lên núi Bảy ốc, Sòng Thây, Đồi Tâm đã mòn chân người dân đi phá rừng, trồng lúa nương, trồng sắn. Tuy vậy, đây là cách không bền vững và mặc dù với bản tính cần cù, chịu khó làm lụng cả năm nhưng sắn cũng không đủ ăn. Vào mỗi dịp giáp hạt, tháng ba, ngày tám là nhà nhà lại phải đối mặt với cái đói. Thời kỳ này, để duy trì cuộc sống còn khó khăn nói gì đến cho con cái học hành, khám - chữa bệnh.

 

Đất nghèo chuyển mình

 

Sự đổi thay của Lạc Sỹ thực sự bắt đầu từ năm 2000 khi chương trình 135 được triển khai. Năm 2004, ô tô đã có thể vào đến trung tâm xã. Năm 2008, đoạn đường dài 15km từ đường Hồ Chí Minh qua UBND xã đến xóm Tháu được đầu tư mở rộng rải nhựa kiên cố. Bây giờ, chỉ mất chừng hai mươi phút, người dân đã ra đến quốc lộ. Dọc con đường vào Lạc Sỹ giờ là những cánh rừng keo xanh ngút mắt làm dịu bớt cái nắng gắt đầu hè. Những chồng gỗ to xếp dọc bên đường chờ ô tô tới bốc. Vùng đất khó nghèo đang thực sự chuyển mình nhờ sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của người dân.

 

Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam cho biết: Lạc Sỹ có gần 500 hộ dân với hơn 2.000 khẩu, đều là người dân tộc Mường. Được hỗ trợ của Chương trình 134, 135, Lạc Sỹ đã tập trung đầu tư kiến thiến cơ sở hạ tầng. Đến nay, đường ô tô đã đến 8/8 xóm, điện lưới quốc gia đã về tới tất cả các xóm với 95% hộ được sử dụng điện. Cầu Suối Ngan, ngầm Hạ 2, ngầm suối Thương cũng được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, xã cũng đẩy mạnh trồng rừng.Việc XĐ-GN luôn là điều trăn trở đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã. Vì vậy, khi huyện có chủ trương chuyển rừng tự nhiên kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, người dân Lạc Sỹ nhiệt tình hưởng ứng. Chỉ trong 5 năm lại đây, Lạc Sỹ đã trồng được hơn 2.500 ha rừng, chủ yếu là cây keo. Trồng theo dự án 661 được 332 ha. Nhiều gia đình sở hữu đến gần 30 ha rừng. Sau 7 năm sẽ cho thu hoạch với giá trị thu nhập khoảng từ 40-50 triệu đồng/ha.

 

Để duy trì và phát triển kinh tế rừng, người dân đã phối hợp với chăn nuôi gia súc để nuôi rừng. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của cả xã có 962 con, tổng đàn lợn trên 1.000 m. Đặc biệt, dựa vào rừng, người dân Lạc Sỹ còn nuôi ong lấy mật. ở Lạc Sỹ, nhà nào cũng nuôi ong, ít thì một vài đàn, nhiều vài chục đàn. Bình quân mỗi đàn ong cho thu nhập khoảng từ 4 - 5 triệu đồng/năm. Thấy rõ lợi ích từ rừng, nên người dân Lạc Sỹ luôn nhắc nhau phải chăm sóc, bảo vệ rừng.Vì vậy, hơn 4.000 ha rừng trồng và rừng tự nhiên ở Lạc Sỹ đều được bảo vệ nghiêm ngặt. Từ nhiều năm nay, ở Lạc Sỹ không có tình trạng chặt phá rừng hoặc xảy ra cháy rừng. Thu nhập từ rừng và chăn nuôi đã giúp người dân Lạc Sỹ XĐ-GN hiệu quả. Tiêu biểu là gia đình ông Bùi Văn Nhương khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nay đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi hàng chục con trâu, bò, lợn cho thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm.

 

Không chỉ có thế mạnh về rừng, Lạc Sỹ còn nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Xóm Thấu với gần 50 hộ dân vẫn còn giữ được những ngôi nhà sàn lợp lá cọ nguyên bản của người Mường. Những nóc nhà sàn thấp thoáng trong làn sương sớm, những hàng rào tre, những vườn rau trước hiên nhà sàn non xanh mơn mởn. Cuộc sống ở đây thanh bình và hiền hòa như vẫn diễn ra từ hàng trăm năm trước. Điều đáng quý là gia đình nào cũng giữ được từ 1-2 chiếc chiêng, những người phụ nữ vẫn cần mẫn dệt những tấm vải, tấm váy áo truyền thống bên những khung cửi.

 

Những người dân ở xóm Thấu luôn có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Các gia đình vẫn giữ được nếp ăn nếp ở, nét sinh hoạt văn hoá riêng của người Mường. Hiện, xóm đã thành lập được 1 đội văn nghệ quần chúng. Những chàng trai, cô gái trong trang phục váy áo truyền thống biểu diễn những làn điệu múa hát trong tiếng cồng chiêng âm vang khắp núi rừng.

 

Người dân xóm Thấu nói riêng, Lạc Sỹ nói chung đều hài hòa, mến khách, cử chỉ tình thân trong lời ăn, tiếng nói. Anh Bùi Văn Tường, Trưởng xóm Thấu cho biết: Đây là nơi người Mường quần tụ từ lâu đời, những nét phong tục truyền thống của người Mường vẫn được người dân đời nọ tiếp nối đời kia trân trọng, giữ gìn. Nếu được đầu tư phù hợp, nhất định đây sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đất nghèo khó Lạc Sỹ.

 

 

                                                                                    Hoàng Toản

 

 

Các tin khác

Nông dân xóm chiềng 3 chăm sóc vườn dưa chuột đang bước đầu cho thu hoạch.
Trong tháng 8 sẽ có kết quả về kiểm kê đất đai để làm căn cứ báo cáo trước Quốc hội kỳ họp tới.
Không có hình ảnh
Nhân dân xóm Mỏ chăm sóc vườn dưa chuột.

Kêu lỗ, nhiều cây xăng đóng cửa

Liên tục những ngày qua, hàng loạt cây xăng ở các tỉnh phía Nam đóng cửa hoặc bán nhỏ giọt, làm người dân khốn đốn vì thiếu xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất.

Điện nhập từ Trung Quốc tăng 100 triệu kWh/tháng

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, nhập khẩu điện từ Trung Quốc sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu kWh/tháng kể từ tháng 4. Như vậy, sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của cả nước trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt gần 32,7 tỷ kWh, tăng 10,32% so với cùng kỳ, trong đó điện mua ngoài gần 19,5 tỷ kWh, tăng 14,78%.

Hơn 29 triệu USD thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh

Ngày 5-5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Ðại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam G.P.Gi-rông đã ký thỏa ước vay trị giá 20 triệu ơ-rô (tương đương 29,1 triệu USD) cho dự án "Hạn mức tín dụng thứ hai của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) dành cho Công ty Ðầu tư Tài chính nhà nước TP Hồ Chí Minh".

Đoàn viên Bùi Văn Tôn làm giàu từ nuôi cá

(HBĐT) - Với suy nghĩ và quyết tâm lập thân - lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương, sau nhiều năm đi làm thuê, Bùi Văn Tôn ở xóm Quèn Thị - xã Cao Dương – (Lương Sơn) chọn cho mình bước khởi đầu từ nghề ương thả cá giống và nuôi cá thịt.

Dự án thủy lợi hồ Trọng đã phát huy hiệu quả

(HBĐT) - Chúng tôi thực sự bất ngờ khi cùng đoàn cán bộ Sở NN&PTNT đi kiểm tra dự công trình hồ Trọng - Dự án thủy lợi trọng điểm của tỉnh. Vào đầu mùa khô, hồ Trọng đã tích nước gần bảo đảm mục tiêu thiết kế. Từ trên đập, có thể thấy một màu xanh của nước, của cây trải dài khắp núi rừng Phong Phú, Phú Vinh. Van xả đang khởi động cung cấp dòng nước hữu ích cho các cánh đồng lân cận.

Rối loạn thị trường xăng dầu

Thị trường xăng dầu tái diễn tình trạng nhiều đại lý, cây xăng trên cả nước bán nhỏ giọt, hoặc ngừng bán, găm hàng chờ tăng giá. Hiện tượng này đã kéo dài nhiều ngày nhưng chưa có cây xăng nào bị xử lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục