Một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trên phố Giảng Võ.

Một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trên phố Giảng Võ.

Những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là nhiều tiềm năng và có tính hấp dẫn hàng đầu thế giới. Nhưng, cũng vì vậy mà mức độ cạnh tranh với mỗi doanh nghiệp (DN) trong nước ngày càng gay gắt. Câu hỏi đặt ra là làm sao mở rộng thị phần, tìm được chỗ đứng cho mình. Trao đổi với PV Hànộimới, bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết:


- Hapro là một DN nhà nước trực thuộc UBND TP Hà Nội, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Để đáp ứng được những yêu cầu của kinh tế thị trường, Hapro đã tập trung đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh nội địa, tăng cường hoạt động bán lẻ tại thị trường trong nước, nhất là thị trường ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đến nay, Hapro có 3 trung tâm mua sắm, 3 trung tâm kinh doanh chợ/chợ đầu mối, 33 siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, 32 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood. Ngoài ra còn có một số cửa hàng chuyên doanh điện, điện máy, điện dân dụng, may mặc trên địa bàn Hà Nội. Hiện, Hapro là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thương mại, phân phối, có uy tín trên thị trường Thủ đô và khu vực phía Bắc.
 


Một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trên phố Giảng Võ.  Ảnh: Huyền Linh


- Bà có thể cho biết định hướng phát triển mạng lưới của Hapro trong giai đoạn tới?

- Thời gian tới, Hapro sẽ cơ cấu lại hệ thống bán lẻ ở các điểm bán hàng có ưu thế; phát triển thị trường nông thôn; xây dựng vùng nguyên liệu, nuôi trồng rau và thực phẩm an toàn để cung cấp cho thị trường Thủ đô. Đây là những việc rất lớn, có tính tương hỗ, là điều kiện để đưa Hapro trở thành tổng công ty làm chủ một hệ thống hạ tầng thương mại có sức cạnh tranh và phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước. Từ đó, Hapro sẽ duy trì vị thế, vai trò chủ đạo trong phân phối, lưu thông hàng hóa, góp phần bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của NTD; đồng thời phấn đấu trở thành một nhà phân phối, bán sỉ, bán lẻ có uy tín hàng đầu của khu vực phía Bắc, là một trong 3 nhà bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.

- Trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối, Hapro có những khó khăn gì?

- Hệ thống phân phối của Hapro gồm nhiều điểm có diện tích nhỏ, bị xuống cấp và phân bố dàn trải. Trình độ của cán bộ quản lý và nhân viên còn nhiều hạn chế, chậm thích nghi với yêu cầu của cơ chế mới... Ngoài ra, thị phần của thương mại quốc doanh có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến điều tiết cung cầu thị trường… là những khó khăn mà Hapro gặp phải trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phân phối, bán lẻ. Mặt khác, các yếu tố như tâm lý, tập quán phần lớn NTD vẫn ưa thích hình thức mua sắm tại chợ hoặc các cửa hàng bán lẻ truyền thống; cơ sở hạ tầng, công nghệ xã hội chưa thực sự bảo đảm cho mục tiêu văn minh thương mại cũng như sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ở Việt Nam cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến mục tiêu mở rộng hệ thống bán lẻ của chúng tôi. Vì thế, định hướng phát triển của Hapro thời gian tới là xây dựng hệ thống ở các huyện, khu vực xa trung tâm và các tỉnh, thành phố phía Bắc thông qua nhiều mô hình kinh doanh, như trung tâm thương mại, tổ hợp trung tâm thương mại - văn phòng, chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng… với bộ sản phẩm phù hợp NTD tại khu vực.

- Một số DN phía Nam đã có mặt tại Hà Nội, vậy Hapro có ý định xây dựng cơ sở ở phía Nam hay không và Hapro có kiến nghị gì với thành phố để phát triển tốt hơn?

- Hiện nay, đã có nhiều DN phía Nam mở và phát triển hệ thống phân phối tại Hà Nội và đây cũng là cơ hội cho NTD có thêm nhiều lựa chọn, được thuận tiện hơn trong việc thực hiện quyết định mua sắm tại nhiều DN phân phối khác nhau. Với Hapro, chiến lược phát triển hạ tầng thương mại vẫn sẽ là tập trung tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tại phía Nam, Hapro đã có cơ sở như Chi nhánh Tổng Công ty ở TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Long Sơn, Công ty CP Tân Mỹ và Công ty CP Đầu tư Thương mại Hapro tại Đà Nẵng. Nhìn chung, chúng tôi chưa thấy cần có sự thay đổi hơn nữa.

Tuy nhiên, để Hapro phát triển nhanh, bền vững, chúng tôi mong thành phố và các ngành chức năng tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về địa điểm, mặt bằng kinh doanh để phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý, nhất là vay ưu đãi để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ cũng như tham gia có hiệu quả vào các nhiệm vụ chính trị được phân công…

Xin cảm ơn bà!
 
                                                                                      Theo HNM
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Xóm Thấu, xã Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường.
Nông dân xóm chiềng 3 chăm sóc vườn dưa chuột đang bước đầu cho thu hoạch.

Báo cáo Chính phủ kết quả kiểm kê đất đai trong tháng 8 tới

Trong tháng 8 tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phải báo cáo Chính phủ kết quả kiểm kê đất đai 5 năm qua (2005-2010) và kế hoạch sử dụng đất 5 năm tới (2011-2015) của cả nước để Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII.

Hơn 260 tỉ đồng để “biến” bã mía thành điện năng

Ngày 6.5, ông Lê Đình Thọ - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký, cấp chứng nhận đầu tư dự án “Năng lượng tái tạo” cho Công ty CP mía đường Lam Sơn.

Chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng

(HBĐT) - Bên ruộng dưa chuột trĩu quả rộng 700 m2 hứa hẹn cho giá trị cao, anh Nguyễn Văn Phúc ở xóm Mỏ, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) cho chúng tôi biết: Trước đây, thu hoạch dưa thường diễn ra vào 1 – 2 h sáng cho kịp chở hàng đến các chợ ở Hoà Bình. Ba năm gần đây, khi thượng hiệu dưa Dân Hạ được khẳng định trên thị trường, những nông dân như anh Phúc không phải vất, và tốn kém chi phí vận chuyển mà tư thương đến tận vườn mua. Năm nay, dưa chuột được giá, có ngày gia đình anh thu hoạch được 40 kg/ngày với giá trên thị trường 10.000 đồng/kg. So với cấy lúa, trồng dưa chuột cho thu nhập cao gấp 4 lần, nhưng cũng đòi hỏi công chăm sóc vất vả hơn. Hiện nay, toàn xã trồng được 12 ha dưa chuột, trong đó, tập trung tại các xóm Nút, Đồng Bến, Đan Phượng…

Kêu lỗ, nhiều cây xăng đóng cửa

Liên tục những ngày qua, hàng loạt cây xăng ở các tỉnh phía Nam đóng cửa hoặc bán nhỏ giọt, làm người dân khốn đốn vì thiếu xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất.

Điện nhập từ Trung Quốc tăng 100 triệu kWh/tháng

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, nhập khẩu điện từ Trung Quốc sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu kWh/tháng kể từ tháng 4. Như vậy, sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của cả nước trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt gần 32,7 tỷ kWh, tăng 10,32% so với cùng kỳ, trong đó điện mua ngoài gần 19,5 tỷ kWh, tăng 14,78%.

Hơn 29 triệu USD thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh

Ngày 5-5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Ðại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam G.P.Gi-rông đã ký thỏa ước vay trị giá 20 triệu ơ-rô (tương đương 29,1 triệu USD) cho dự án "Hạn mức tín dụng thứ hai của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) dành cho Công ty Ðầu tư Tài chính nhà nước TP Hồ Chí Minh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục