Tốc độ đô thị hóa nhanh cộng với việc gia tăng dân số cơ học đã làm cho vấn đề nhà ở đô thị ngày càng bức xúc. Thêm vào đó, hiện tượng một bộ phận có điều kiện kinh tế khá giả đã sở hữu nhiều nhà ở với diện tích rộng đã dẫn đến hiện tượng số lượng nhà ở tăng nhanh, nhưng số hộ gia đình sống trong căn hộ chật chội vẫn không giảm.
Những KTT đã xuống cấp cần sớm được xây dựng lại để cải tạo cảnh quan đô thị và nâng cao chất lượng về chỗ ở. Ảnh: Linh Tâm
Theo Bộ Xây dựng, tại các đô thị lớn, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế... vẫn còn nhiều hộ gia đình sống trong những căn nhà chật chội, nhà tạm bợ trên hoặc ven kênh rạch, hình thành các "xóm liều" tồn tại nhiều năm qua. Số liệu điều tra cho thấy, cả nước còn 7,42% nhà đơn sơ, tương ứng hơn 1,6 triệu căn hộ; 10% tổng số căn hộ có diện tích dưới 30 m2/căn, trong đó tỷ lệ căn hộ có diện tích quá chật hẹp dưới 15m2 chiếm 2,3% (riêng khu vực đô thị là 4%). Đáng lưu ý, trong 10 năm qua, tỷ lệ nhà ở có diện tích rộng từ 60m2 trở lên tăng đáng kể, chiếm khoảng 51%, nhưng thực tế số hộ gia đình có diện tích nhà ở chật chội dưới 15m2 hầu như không giảm, vẫn chiếm khoảng 14%.
Thực trạng số lượng nhà ở có diện tích rộng tăng nhanh, nhưng số hộ gia đình có diện tích nhà ở chật lại không giảm cho thấy hiện tượng một bộ phận có điều kiện kinh tế khá đã sở hữu nhiều nhà ở với diện tích rộng. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh cộng với việc gia tăng dân số cơ học làm cho vấn đề nhà ở đô thị ngày càng bức xúc, trong khi đó giá nhà đất đô thị thường xuyên có những biến động không phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và thu nhập của người lao động. Điều này đã làm tăng chênh lệch về điều kiện ở giữa các tầng lớp dân cư, kéo rộng khoảng cách giàu - nghèo, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp dân cư.
Ngoài ra, số lượng nhà chung cư cao tầng xây dựng trong giai đoạn trước những năm 1980 đang đứng trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Riêng TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đang có hơn 150 khối nhà chung cư đang ở mức nguy hiểm cần phải sớm được phá dỡ xây dựng lại để bảo đảm an toàn. Trong khi tỷ lệ quỹ nhà ở xây dựng theo dự án so với quỹ nhà ở do dân tự xây dựng tại khu vực đô thị còn thấp. Tại nhiều địa phương vẫn còn tồn tại những khu nhà ở cũ, khu dân cư và "làng xóm" trong đô thị cần sớm triển khai việc cải tạo, chỉnh trang để cải thiện cảnh quan đô thị và góp phần nâng cao chất lượng về chỗ ở.
Tại khu vực nông thôn, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách về nhà ở nhưng các quy định vẫn còn hạn chế và chỉ mang tính nguyên tắc; chủ yếu hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho các hộ gia đình nghèo và khu vực bị ngập lụt, chưa có những quy định cụ thể về quy hoạch, kiến trúc, yêu cầu, tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở, vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu... Đặc biệt, việc triển khai lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn vẫn rất hạn chế. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng nhà ở nông thôn tuy có tăng về số lượng, nhưng chủ yếu là tự phát nên chất lượng ở mức thấp. Thống kê cho thấy, 9,5% tổng số căn hộ nhà ở nông thôn là nhà đơn sơ, trong đó một số vùng nhà ở đơn sơ vẫn chiếm tỷ lệ cao, như Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng gần 839.000/3.285.405 căn hộ (chiếm tỷ lệ 25,5% tổng số nhà ở), trung du và miền núi phía Bắc 299.249/2.214.770 căn hộ (chiếm tỷ lệ 13,5%). Trong khi đó, điều kiện và môi trường sống của các hộ dân tại khu vực nông thôn đã và đang từng bước được cải thiện, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội như cấp nước sạch, điện chiếu sáng, xử lý vệ sinh môi trường… không đồng bộ, mới có khoảng 82,5% số hộ nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và 39% số hộ có công trình vệ sinh phù hợp.
Theo HaNoiMoi
Mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo về việc giảm đầu tư công song theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm tháng đầu năm 2011 rất ít địa phương làm được điều này. Chi tiêu công ở nhiều tỉnh còn vượt xa năm trước.
Bắt đầu từ hôm nay (1.6), giá bán lẻ gas trên thị trường tiếp tục giảm thêm 9.000đ/bình (12kg). Đây là lần giảm thứ 3 từ đầu năm đến nay.
(HBĐT) - Cách công trình thủy điện thế kỷ chưa đến 20 km, nằm ngay trên quốc lộ 6 nhưng người dân thuộc 2 xã Dân Hạ, Mông Hóa (Kỳ Sơn) vẫn hàng ngày phải sống trong cảnh “ăn đèn, ngủ điện” do thiếu điện thắp sáng.
(HBĐT) - Đến hết tháng 5, huyện Tân Lạc đã cung ứng được 956,920 tấn phân bón vô cơ và vi sinh phục vụ thâm canh cao, đồng thời tăng cường ứng dụng kỹ thuật để cải tạo đất, bón phân cân đối, luân canh cây trồng. Hoạt động cung ứng vật tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp của Chi nhánh Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp huyện hiệu quả, đến nay đã đạt 6,4 tỷ đồng doanh số bán ra, bằng 80% kế hoạch. Ngoài ra, Hội Nông dân huyện cũng hợp đồng với các doanh nghiệp, cung ứng 215 tấn phân vi sinh hữu cơ cho các hộ sản xuất.
Chiều 31/5, tại khóa họp lần thứ 17 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, chuyên gia độc lập về nhân quyền và đói nghèo cùng cực, bà Maria Carmona, đã hoan nghênh những bước tiến đầy ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo trong bản báo cáo kết quả chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 8/2010.
Đã có thời kỳ ngành điện tử được xác định là công nghiệp mũi nhọn với những tham vọng rất lớn nhưng nay đang phải đối mặt với những thách thức sinh tử