Chỉ số tăng dần trên cả 2 sàn giao dịch, thanh khoản của thị trường chứng khoán ngày càng khởi sắc... Phải chăng thị trường đã xuất hiện cơ hội hồi phục?
Tuần qua, thị trường chứng khoán đã có một số dấu hiệu tích cực khi cả chỉ số và khối lượng giao dịch trên 2 sàn TPHCM và Hà Nội đều tăng so với tuần trước. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng một chu kỳ hồi phục nhưng phân tích của các chuyên gia lại khác.
Dòng tiền nhỏ vào sàn Hà Nội
Thống kê từ 2 Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM và Hà Nội cho thấy tuần qua, VN-Index đã tăng 1,6 điểm so với tuần trước, HN-Index tăng mạnh hơn với 5,2 điểm. Về khối lượng giao dịch, tại sàn TPHCM không thay đổi nhiều nhưng trên sàn Hà Nội, khối lượng đã tăng mạnh dần qua từng phiên. Cụ thể, khối lượng giao dịch đã tăng từ 28,88 triệu cổ phiếu trong phiên đầu tuần lên 53,21 triệu cổ phiếu trong phiên cuối tuần. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 43,16 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị trung bình hơn 503 tỉ đồng/phiên (trong khi giá trị giao dịch ở tuần trước chỉ khoảng 300 tỉ đồng/phiên)...
Tuần qua, chứng khoán khởi sắc, nhiều cổ phiếu tăng giá, khối lượng giao dịch lớn. Ảnh: TẤN THẠNH
Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận xét: “Cảnh báo về nợ xấu của các ngân hàng (NH) đã không tạo ra tâm lý dao động cho nhà đầu tư, mà ngược lại, dù còn nhiều thử thách nhưng phiên cuối tuần, tâm lý thị trường đã tốt hơn”. Công ty Chứng khoán Quốc tế (VIS) thì cho rằng nhà đầu tư chuyển hướng mua mạnh sang sàn Hà Nội một phần vì lý do giá của nhiều cổ phiếu trên sàn này đã về mức rất thấp. Ngoài ra, do HN-Index không bị chi phối nhiều bởi các cổ phiếu lớn nên phản ánh trung thực hơn diễn biến thị trường giúp nhà đầu tư có thể xoay chuyển quyết định một cách kịp thời khi cần thiết.
Ông Trương Duy Khiêm, Giám đốc ACBS - Chi nhánh Lê Ngô Cát, nhận xét: Dường như có một dòng tiền mới đang đổ vào sàn Hà Nội. Đây có thể là dòng tiền nhàn rỗi đến từ các nhà đầu tư thực sự nhìn thấy giá cổ phiếu đã về vùng hợp lý, an toàn nên chấp nhận mua vào. Đặc biệt là những người chưa giải ngân kịp ở chu kỳ giảm mạnh vừa qua...
Thách thức dòng tiền lớn
Một số chuyên gia thiên về xu hướng thận trọng lại cho rằng dòng tiền vào sàn Hà Nội không nhiều và khả năng sẽ không trụ lâu dài, trong khi dòng tiền chính đến từ nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của NH Nhà nước. Đồng thời, khó khăn của các công ty chứng khoán về áp lực giải chấp vẫn còn... “Khi các công ty chứng khoán chưa thực sự “ổn” thì thị trường sẽ khó ổn định lâu dài, bởi chính các công ty chứng khoán là người hiểu mình, hiểu thị trường hơn ai hết”- một chuyên gia phân tích.
Một số ý kiến khác đánh giá dù tốc độ lạm phát đã giảm trong tháng qua, song gần đây, giá cả hàng hóa lại đang có dấu hiệu tăng lên và khả năng lạm phát cao vẫn có thể quay lại vào những tháng cuối năm. Chưa kể, tháng 7 là tháng công bố kết quả kinh doanh 6 tháng của doanh nghiệp niêm yết. Với tình hình tài chính thắt chặt, kinh tế khó khăn như vừa qua thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khó có thể khả quan...
Ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng: NH Nhà nước cuối tuần qua đã giữ nguyên quan điểm không lùi thời hạn giảm tỉ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6 và hạ xuống 16% vào cuối năm. Điều này cho thấy các NH thương mại, đặc biệt là 15 NH còn “vướng”, sẽ phải tiếp tục thu hồi các khoản nợ. Chưa kể, cuối năm nay, cũng là thời điểm mà các NH chưa đủ vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng đã được gia hạn, nay bắt buộc phải thực hiện... “Khi dòng tiền còn “gặp khó” thì khả năng tăng điểm bền vững của thị trường là điều không dễ dàng…”- ông Chí bình luận.
Khối ngoại giao dịch thất thường
Theo VIS, so với tuần trước đó, tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển sang xu hướng bán ròng trên sàn TPHCM. Lũy kế, khối ngoại đã bán ròng 10,2 tỉ đồng, trong khi đó, khối này đã mua ròng gần 237 tỉ đồng tuần trước đó. Thời gian gần đây, động thái mua bán của khối ngoại khá thất thường, khác xa so với “thói quen” đầu tư của họ trong thời gian trước.
Diễn biến này phản ánh phần nào tâm lý không mấy lạc quan của các nhà đầu tư ngoại đối với triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn... Thận trọng vẫn là khuyến nghị của VIS đối với các nhà đầu tư ngắn hạn trong các quyết định mua bán hiện nay. |
Theo NLĐ
Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế vừa chính thức công nhận Công ty Cổ phần CNTT Đông Nam Á (SEATECH) là nhà cung cấp các dịch vụ thuế điện tử đầu tiên của Việt Nam nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế.
(HBĐT) - Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh, Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý và khuyến khích đầu tư tại tỉnh Hòa Bình là “ đột phá” trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh, là sự mong đợi của các doanh nghiệp và nhà đầu tư khi triển khai các dự án sản xuất- kinh doanh. Khi thực thi làm cho cơ quan quản lý Nhà nước thân thiện hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai…
(HBĐT) - Mô hình “Chăn nuôi gà thả vườn” tại xóm Cúng - xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) do Trạm KN huyện và ban QLDA Chương trình 135 huyện thực hiện từ cuối năm 2010 áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học có 24 hộ tham gia đã đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi.
(HBĐT) - Trong tháng 5/2011, thành phố Hòa Bình đã đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch trên toàn địa bàn ước đạt 170,5 tỷ đồng, tăng 31,35% so cùng kỳ.
(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 31 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 1.096 tỷ đồng. Cũng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 1.431,2 tỷ đồng.
Những ngày gần đây, trên thị trường đã xuất hiện những hiện tượng có thể gọi là "lạ" trong giao dịch thanh toán khi rất nhiều người dân bán USD, vàng để lấy VND gửi tiết kiệm. Đây có thể xem là một tín hiệu lạc quan khi VND đang chiếm ưu thế so với các phương tiện lưu thông khác như USD, vàng.