Cửa ngân hàng khép chặt, nhiều doanh nghiệp phải vay nóng trên thị trường chợ đen với lãi suất lên tới hàng chục phần trăm một tháng để giải quyết thanh khoản cấp bách.
Buộc phải “giật nóng”
Giám đốc một công ty may mặc tại Đức Giang, Hà Nội cho biết vừa phải “cắn răng” vay nóng hơn 100 triệu đồng tín dụng đen với lãi suất lên tới 4.500 đồng/triệu/ngày (tương ứng 13,5%/tháng).
Công ty may mặc này ký hợp đồng may sản phẩm cho nhiều hãng thời trang khác nhau, sau đó thuê một số xưởng vệ tinh gia công. Tuy nhiên, một trong các hãng thời trang chậm thanh toán khoản tiền hơn 300 triệu đồng.
Giữa lúc tài chính eo hẹp, công ty chỉ lo được số tiền khoảng 200 triệu đồng mà không kiếm đâu nổi hơn 100 triệu đồng còn lại để trả cho đơn vị gia công trực tiếp, trong khi đơn vị này vẫn đang ôm một đơn hàng lớn của đối tác khác, trị giá gần nửa tỉ đồng. Mà theo hợp đồng với đối tác này, trong trường hợp chậm trả hàng theo cam kết, công ty may mặc sẽ chịu phạt số tiền gấp rưỡi giá trị giao dịch. Xoay xở đủ nguồn không nổi, cuối cùng, giám đốc doanh nghiệp này buộc phải tìm đến tín dụng chợ đen.
“Dù biết tiền lời không đủ trả lãi, chúng tôi vẫn phải “giật nóng” để tránh bị án phạt”. Chỉ mong hãng thời trang thanh toán trong vòng một tuần tới như cam kết, bởi nếu kéo dài, chúng tôi chịu không thấu lãi suất cắt cổ đó”, giám đốc doanh nghiệp này lo lắng.
Tình cảnh doanh nghiệp phải tìm đến tín dụng “chợ đen” giờ đây không còn là chuyện lạ, trong bối cảnh cửa vay vốn ngân hàng gần như khép chặt.
Nhân viên tín dụng chi nhánh Ba Đình của ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) cho biết một, hai tháng trở lại đây, ngân hàng gần như ngừng giải ngân, lượng vốn huy động được chủ yếu nhằm đảm bảo thanh khoản. Ngược lại, các loại hình dịch vụ vay giúp, vay nóng được dịp nở rộ.
Vay rất dễ...
Qua một mối quen, chúng tôi liên hệ được với một phụ nữ tên T., nhân viên một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội – được giới thiệu là “cửa ngân hàng nào cũng có thể gõ”.
Sau khi trình bày nhu cầu vay hơn 500 triệu đồng, chị T. hướng dẫn chúng tôi lập hồ sơ vay vốn và cho biết, lãi suất vay có thể dao động từ 23 – 25%/năm, cộng phí dịch vụ từ 6 – 8% trên tổng số vốn giải ngân.
Khi chúng tôi bày tỏ e ngại thủ tục về báo cáo tài chính, hồ sơ thuế, chị T. trấn an, chị sẽ có cách để hồ sơ có thể lọt, nhưng nếu vậy, phí dịch vụ sẽ phải tăng lên.
Tuy nhiên, chị T. cũng rào trước khả năng không vay được vốn do tài sản thế chấp không đảm bảo và gợi ý, chúng tôi có thể tham khảo dịch vụ cho vay nóng của bên chị, với lãi suất “khá hợp lý so với thị trường hiện nay”.
Theo đó, nếu vay dưới ba ngày, lãi suất là 7.000 đồng trên 1 triệu đồng vốn vay/ngày (tương ứng 21%/tháng); từ 3 – 7 ngày là 6.000 đồng/triệu/ngày; từ 7 – 10 ngày là 4.500 đồng/triệu/ngày; từ ngày thứ 10 trở đi là 3.500 đồng/triệu/ngày. “Nếu vay nóng, thời gian làm thủ tục chỉ mất vài giờ”, chị T. nhấn mạnh.
Lần theo một trong số các mẩu rao cho vay nóng trên mạng, chúng tôi liên hệ với một người tên Hà, được giới thiệu là quản lý kinh doanh của “dịch vụ cầm đồ số một Hà Nội” có địa chỉ web là chovay….vn.
Theo quảng cáo trên trang web này: “Lợi thế chiến lược của chúng tôi là nguồn vốn tiền VND dồi dào kết hợp với dịch vụ chuyên nghiệp, định giá cao và tôn chỉ hoạt động đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chovay…vn được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... đánh giá cao về uy tín cũng như tính cạnh tranh trên thị trường…”
Ông Hà cho biết, chỉ cần có tài sản thế chấp, chúng tôi cần đến hàng chục tỉ đồng cũng có thể được đáp ứng, với lãi suất “hấp dẫn nhất trên thị trường tín dụng tự do hiện nay”.
Tuy nhiên, theo ông Hà, chúng tôi chỉ được vay tối đa 50% giá trị tài sản đảm bảo. Và thủ tục vay tiền là chúng tôi phải… bán tài sản đó cho bên cho vay, hợp đồng giao dịch phải được công chứng.
Ông Hà nhấn mạnh, người vay chỉ cần mang giấy tờ sở hữu tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất, giấy tờ xe…), còn lại, mọi thủ tục sẽ do bên cho vay đứng ra lo giúp hết và chỉ trong vòng một giờ đồng hồ!
Ông Hà cũng không quên kể tên một số doanh nghiệp đã và đang “sử dụng dịch vụ”, trong đó có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Chủ một cơ sở cầm đồ tại Ninh Hiệp, Hà Nội, cho biết thời gian gần đây, đơn vị này có khá nhiều khách hàng là doanh nghiệp. Nếu có tài sản thế chấp, lãi suất vay nóng có thể chỉ từ 2.000 – 3.000 đồng/triệu/ngày. Song nếu “vay chay”, lãi suất có thể tới 5.000 đồng, thậm chí 10.000 đồng/triệu/ngày. Cơ sở này cũng có không ít lần buộc phải xiết nợ bằng tài sản thế chấp do người vay không có khả năng thanh toán.
Theo DanTri
(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 31 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 1.096 tỷ đồng. Cũng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 1.431,2 tỷ đồng.
Những ngày gần đây, trên thị trường đã xuất hiện những hiện tượng có thể gọi là "lạ" trong giao dịch thanh toán khi rất nhiều người dân bán USD, vàng để lấy VND gửi tiết kiệm. Đây có thể xem là một tín hiệu lạc quan khi VND đang chiếm ưu thế so với các phương tiện lưu thông khác như USD, vàng.
Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất tăng thuế xuất khẩu (XK) phôi thép và sản phẩm thép lên mức 3%. Lý do được đưa ra là lợi nhuận mà ngành thép có được là do được hưởng lợi từ giá điện thấp.
Nhiều tàu hàng sức chở 12.500 tấn, 53 nghìn tấn, tàu chở 4.900 ô-tô lần lượt xuất xưởng, bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang khẳng định vị thế mới của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long, phát huy nội lực dần trở thành một trong những trung tâm đóng tàu lớn tại vùng Ðông Bắc.
Ngày 9-6, tại TP Hà Tĩnh, Bộ KH-ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức khai mạc Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011 (CG giữa kỳ 2011). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa, cùng đại diện một số bộ, ban ngành trung ương, doanh nghiệp, đại sứ quán, đại diện các nước và tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam tham dự hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 9/6, tại xã Thung Nai, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cho gần 30 cán bộ các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng, tổ phó, Ban quản lý Tổ tiết kiệm, vay vốn thuộc 2 xã Thung Nai và Bình Thanh.