Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh vừa ký kết Thỏa thuận nguyên tắc về việc chuyển giao 2 dự án Nhà máy đóng tàu Thịnh Long I và II cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin cũng như Kế hoạch tái cơ cấu toàn diện Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.
Theo thỏa thuận trên, để tiếp tục triển khai sớm và hiệu quả các dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh trên địa bàn tỉnh Nam Định, Tập đoàn Vinashin sẽ tiếp nhận 2 dự án: Dự án Nhà máy đóng tàu Thịnh Long I (gồm Dự án Nhà máy đóng tàu Thịnh Long cơ sở I và Dự án nâng cao năng lực sản xuất đóng tàu Thịnh Long) đặt tại Thịnh Long (huyện Hải Hậu) và Dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Thịnh Long cơ sở 2 đặt tại Nghĩa Phong (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).
Tập đoàn Vinashin cũng sẽ tiếp nhận 4 tàu đang đóng dở tại 2 nhà máy trên, gồm: 2 tàu 12.500 DWT, 1 tàu 5.300 DWT và 1 tàu 4.300 DWT. Giá trị quyết toán sẽ được xác định thông qua đơn vị kiểm toán độc lập và có đủ năng lực.
Nguồn vốn thanh toán các dự án nói trên đến từ việc bù trừ công nợ giữa Hoàng Anh và các đơn vị trong Tập đoàn Vinashin.
Tập đoàn Vinashin sẽ tiếp nhận và thực hiện quyền quản lý điều hành các dự án ngay sau khi ký kết Thỏa thuận nguyên tắc để nghiên cứu khảo sát, lập phương án hoàn thiện, nâng cấp và đầu tư thực hiện, không chờ đến sau khi ký hợp đồng chuyển giao. Việc thực hiện tiếp các dự án sẽ diễn ra đồng thời với việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh để đảm bảo cho đầu tư của Vinashin tại Nam Định được triển khai sớm và hiệu quả./.
Theo ND
Hơn sáu năm qua, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã vận hành Nhà máy Ðạm Phú Mỹ hoạt động liên tục, ổn định, an toàn, giảm thời gian dừng máy. Từ năm 2008 đến nay, nhà máy đã hoạt động với công suất hơn 100% và cung cấp ra thị trường mỗi năm từ 750 đến 800 nghìn tấn đạm Phú Mỹ
(HBĐT) - Ngày 21/6, Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu thực trạng sản xuất, thị trường và đề xuất các định hướng hoạt động tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cam Cao Phong. Đến dự có đại diện Tổ chức OXFAM đoàn kết Bỉ, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống Nông Nghiệp Việt Nam, Sở NN & PTNT, Sở KH&CN; đại diện một số ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn, hộ nông dân tiêu biểu ở huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa lai 2 dòng TH 3-5 tại xóm Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Trung tâm KNKN tỉnh, huyện Lạc Sơn và xã Tuân Lộ, Quy Mỹ (Tân Lạc).
(HBĐT) - Đã sang thời điểm cuối vụ thu hoạch, người trồng bí xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc sau liên tiếpcó những vụ thắng đậm nhờ được giá, được mùa đã không lường hết, trở ngại ở vụ này. Theo ông Bùi Văn Nhỏ – Trưởng phòng NN & PTNT huyện, sản lượng bí xanh thu được chỉ bằng 1/3 so với vụ trước, giá cả bấp bênh.
(HBĐT) - Theo Sở Công thương, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2011 tăng 0,8% so với tháng trước, 6 tháng tăng 10,45% so với tháng 12/2010. Trong đó, các nhóm hàng tăng cao nhất là lương thực, thực phẩm, đồ uống và may mặc.
Ngoài trục chính Bắc - Nam, việc đầu tư các tuyến đường sắt liên vùng là rất quan trọng nhưng chưa được chú ý đến, nhất là tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.