Để đáp ứng được nhu cầu thị trường Mỹ và EU, người nuôi thủy sản Việt Nam nên đi từ tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành nông nghiệp an toàn) đến ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên).

 

Ngày 27/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Quỹ bảo tồn quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên WWF, Hội nghề cá Việt Nam (Vinafish) và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Hội thảo về “Các hệ thống chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản bền vững.”

Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban cá Nước ngọt của VASEP cho biết VASEP hy vọng sẽ tìm ra tiếng nói chung, hướng đi chung cho sự phát triển cá tra bền vững trong thời gian tới, tránh những rủi ro đáng tiếc như thời gian qua.

Hiện nay, yêu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới khi sử dụng sản phẩm thường quan tâm tới các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, an toàn thực phẩm, sức khỏe cá và phúc lợi xã hội, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Vinafish, ngoài các yêu cầu từ các quốc gia nhập khẩu, một số hệ thống bán lẻ và một số nhà nhập khẩu còn có tiêu chuẩn quy định riêng, yêu cầu cơ sở nuôi trồng, doanh nghiệp xuất khẩu phải áp dụng và được cấp chứng nhận thì mới nhập hàng nên đã gây khó khăn cho người nuôi và nhà chế biến.

Theo ông Jose Villalon, đại diện WWF Hoa Kỳ, mỗi thị trường khác nhau lại có một yêu cầu khác nhau với cá tra, thống kê sơ bộ hiện cá tra phải gánh tới 23 những chuẩn mực khác nhau liên quan đến quy trình nuôi và không có một “tiêu chuẩn vàng” nào để tất cả các nhà nhập khẩu đều chấp nhận.

Điều này khiến bản thân các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Việt Nam bị rối, mất thêm nhiều khoản chi phí.

Trước tình thế này, ông Jose Villalon gợi ý, Việt Nam cần chủ động đáp ứng các yêu cầu của thị trường Mỹ và EU, người nuôi thủy sản Việt Nam nên đi từ tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành nông nghiệp an toàn) đến ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên).

Đây là điểm mấu chốt để có thể đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng ở hai thị trường này, đồng thời coi đó như một thông điệp cho người tiêu dùng về quy trình nuôi an toàn và thân thiện với môi trường của mình.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm hợp tác xã cá tra Thới An (Cần Thơ) cho rằng, do có quá nhiều tiêu chuẩn nên người nuôi hiện đang có xu hướng lựa chọn phương án xây dựng các vùng nuôi theo Global GAP, hay các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của FAO (Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc).

Hiện 70% số hộ nuôi đã liên kết với các nhà máy để đảm bảo yếu tố đầu ra.

Thời gian qua, việc phát triển cá tra bền vững đã được ngành thủy sản Việt Nam đề cập, đến nay đã có 49 công ty chế biến cá tra (chiếm 45% số nhà máy chế biến) được chứng nhận GlobalGAP và các tiêu chuẩn bền vững khác; 103 trại nuôi cá tra đã và đang được chứng nhận các tiêu chuẩn bền vững; 2.805 hécta nuôi cá tra (40% tổng diện tích cá tra) đã và đang được chứng nhận các tiêu chuẩn bền vững.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP cho rằng, 5 năm tới là thời gian then chốt để đưa cá tra Việt Nam phát triển bền vững, được sự công nhận của các tổ chức quan trọng trên thế giới./.

 

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhờ nguồn vốn của
Không có hình ảnh

Chậm tiến độ tổng sơ đồ điện: Chủ đầu tư - nhà thầu đều gặp khó

Thiếu vốn, thủ tục đầu tư phức tạp và năng lực nhà thầu yếu được xem là những “thủ phạm” dẫn đến việc chậm tiến độ của hầu hết các công trình điện.

Vẫn băn khoăn quyền người tiêu dùng

Ngày 1.7 Luật Bảo vệ người tiêu dùng (NTD) chính thức có hiệu lực. Băn khoăn lớn nhất hiện nay là luật sẽ được thực thi thế nào để bít những lỗ hổng trước đây trong việc được bảo vệ và tự bảo vệ của NTD?

Cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây

Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu trái cây VN đón nhận nhiều tin vui từ các thị trường khó tính trên thế giới. Đầu tiên là Mỹ đã cho phép nhập khẩu chôm chôm VN và cấp phép cho vùng sản xuất chôm chôm có diện tích 34 ha tại H.Châu Thành (Bến Tre). Đây là vùng trồng chôm chôm đầu tiên của VN được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ. Trước đó, mặt hàng thanh long cũng gặt hái nhiều thuận lợi từ những thị trường khó tính.

Mai Châu đảm bảo ATGT mùa mưa, bão

(HBĐT) - Ông Hà Hiển Nhiên – Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Mai Châu cho biết: Theo dõi diễn biến các năm, vào mùa mưa bão, địa bàn huyện ít xảy ra tình trạng ngập, song giao thông lại dễ bị chia cắt vì tình trạng sạt lở trên các tuyến đường. Để đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão, huyện đặc biệt coi trọng kiểm tra hệ thống giao thông, đưa ra phương án phân luồng cụ thể.

Giúp người dân Cao Phong vươn lên thoát nghèo.

(HBĐT) - Anh Nguyễn Tuấn Ngọc, Phó giám đốc NHCSXH huyện Cao Phong cho biết: cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống NHCS, ngân hàng CSXH huyện Cao Phong đang triển khai 8 chương trình vay vốn cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội, hộ dân trong vùng khó khăn đó là các chương trình vốn cho hộ nghèo, vốn sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn, vốn giải quyết việc làm, vốn nước sạch và vệ sinh môi trường, vốn xuất khẩu lao động, HS-SV và hộ nghèo xây dựng nhà ở... Tất cả nguồn vốn chủ yếu nhằm giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống và đầu tư sản xuất.

Trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án 270,5 tỷ đồng xây dựng Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi

(HBĐT) - Ngày 24/6, được sự ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở KH&ĐT đã trao giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) cho Công ty Cổ phần Jafa Comfeed Việt Nam triển khai dự án Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi có tổng vốn đầu tư 270,5 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục