Tại cuộc họp báo chiều 30/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Diệp Kỉnh Tần cho biết, Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.
Các nước không đăng ký nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thực vật với cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Theo Thông tư số 13, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu gồm sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm hàng hóa; bao gói hoặc chứa đựng trong các phương tiện phù hợp; ghi nhãn bằng tiếng Việt hoặc có nhãn phụ tiếng Việt; đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phẩm.
Hàng hóa nhập khẩu có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc được chiếu xạ, hoặc được sản xuất theo công nghệ mới phải có thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Đối với hàng hóa đã qua chế biến bao gói sẵn nhập khẩu, trước khi lưu thông còn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định hiện hành.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết Việt Nam thực hiện việc này theo đúng cam kết với WTO, và cũng là thể hiện sự bình đẳng trong thương mại giữa các nước. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng phải tuân theo nhiều quy định, nhiều khâu kiểm tra gắt gao của các nước mới được vào thị trường của họ.
Ông Diệp Kỉnh Tần cho biết, trước đó Việt Nam đã thực hiện đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu và mọi việc đang đi vào nề nếp.
Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, ông Nguyễn Như Tiệp cho hay, truy xuất nguồn gốc là yêu cầu cơ bản quan trọng, quy định áp dụng đối xử bình đẳng giữa các quốc gia. Việt Nam có đủ điều kiện để kiểm tra tận gốc đối với hàng hóa thực vật nhập khẩu từ các nước.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, đến ngày 30/6 mới có bốn nước là: Mỹ, Canada, Australia và Thái Lan có đăng ký với cơ quan chức năng của Việt Nam./.
Theo TTXVN
Từ năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 6 triệu tấn than/năm và đến năm 2025 là 60-70 triệu tấn để đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất điện nhưng thị trường than thế giới tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
Mặc dù lãi suất (LS) huy động giảm mạnh trong thời gian gần đây nhưng LS cho vay đối với VND vẫn ở mức rất cao. Nhiều doanh nghiệp ở những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu... vẫn phải chịu LS rất cao, thậm chí không tiếp cận được vốn.
Chiều 29/6, Tổng cục Thống kê đã họp báo công bố số liệu thống kê chính thức kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2011.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2011, tổng giá trị CN-TTCN của huyện Tân Lạc ước đạt 61,3 tỷ đồng, bằng 57% kế hoạch, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2010.
(HBĐT) - Đến ngày 28/6, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 6.500 ha lúa chiêm - xuân, đạt 50% diện tích gieo cấy. Theo ước tính, năng suất lúa vụ này đạt 54,6 tạ/ha. Các huyện có năng suất lúa cao là TPHB (55 tạ/ha), Lạc Thủy (56 tạ/ha), Kim Bôi (56 tạ/ha), Lạc Sơn (55,5 tạ/ha). Cùng thời gian này, các địa phương triển khai thu hoạch cây màu với 2.600 ha ngô, gần 1.400 ha lạc, đậu, khoai sọ và 3.200 ha rau, đậu các loại.
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6%, thấp hơn mức 6,16% 6 tháng đầu năm 2010. Tính đến tháng 6, lạm phát cả nước đã lên trên 13,29% do tác động giá thế giới, điều chỉnh tỉ giá và giá đầu vào một số mặt hàng nguyên liệu. Trong khi đó thâm hụt thương mại lên đến 7,5 tỉ USD.