Chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào và lãi suất vay vốn tiếp tục tăng cao trong khi thị trường lại biến động khó lường. Đây là những khó khăn chủ yếu mà ngành công thương tiếp tục phải tập trung tháo gỡ để có thể “về đích” 2011.

Khó khăn nhất là vốn

Nếu như những năm trước đây, việc triển khai chính sách tiền tệ thắt chặt, đình hoãn cắt giảm vốn đầu tư ngân sách để kiềm chế lạm phát thường chỉ tác động mạnh đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì trong 6 tháng đầu năm 2011, chính sách này đã khiến cả những tập đoàn kinh tế được coi là hùng mạnh rơi vào trạng thái “khát" vốn.

Vì vậy, tháo gỡ khó khăn về vốn là kiến nghị được nhắc đến nhiều nhất tại giao ban trực tuyến ngày 4/7 của Bộ Công thương về sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm.

Phó Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành cho hay để đảm bảo sản lượng điện cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, EVN sẽ đưa các công trình nguồn như Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4, tổ máy số 2 của Nhà máy thủy điện An Khê-Kanak, tổ máy 3-4 Thủy điện Sơn La vào vận hành trong những tháng cuối năm 2011. Trong khi đó, khó khăn lớn nhất hiện EVN đang phải đối mặt chính là thiếu vốn đầu tư các dự án thủy điện.

Cũng gặp vấn đề nan giải như EVN, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) Nguyễn Đình Khang đã kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phối hợp với các ngân hàng thương mại tháo gỡ khó khăn về vốn để Vinachem hoàn tất đưa vào sản xuất các dự án sản xuất phân bón nước rút như Dự án Đạm than Ninh Bình.

Cảnh báo về những tác động hậu thiếu vốn, đại diện Tập đoàn Dệt may cho biết: Với sức lực nội tại đã “cạn” do dồn cả vào 6 tháng đầu năm trong khi lãi suất vay vốn vẫn cao, Tập đoàn đang gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án phát triển nguyên phụ liệu ngành dệt may do không thu xếp được vốn. Điều này sẽ gây ra tác động bất lợi đối với mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may lên 60% vào năm 2015.

Và hệ lụy sẽ không chỉ dừng lại ở việc các doanh nghiệp dệt may tiếp tục phải gia công cho doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động mà còn tự đánh mất cơ hội tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) để phát triển.

Điểm sáng xuất khẩu

Mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức bất lợi nhưng 6 tháng đầu năm, ngành công thương cũng đã đạt được kết quả xuất khẩu ngoạn mục, tạo điểm tựa quan trọng để ngành tiếp tục nỗ lực vượt khó khăn để hoàn thành mục tiêu đề ra cho cả năm 2011.

Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương Phan Văn Chinh cho biết: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng qua đạt 42,3 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó yếu tố tăng do giá đạt 15,6% và yếu tố tăng do lượng đạt 14,7%. Nếu loại trừ yếu tố vàng, xuất khẩu hàng hóa thực đạt 33,4%. Bên cạnh yếu tố tăng về lượng và giá, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao như vậy còn là nhờ sự đóng góp quan trọng của 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng thêm 2 mặt hàng so với năm 2010.

Trong đó, xuất khẩu dệt may và gạo được cả về giá và sản lượng đã đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu chung. Nhờ chủ động dự trữ nguyên vật liệu từ cuối năm 2010 cũng như có các giải pháp thay thế sợi bông bằng nguyên liệu tổng hợp, kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm đã đạt trên 6,1 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2010. Lần đầu tiên sau nhiều năm, ngành dệt may đã đạt mức xuất siêu 2,16 tỷ USD.

Với thắng lợi của xuất khẩu và kiểm soát tốt nhập khẩu, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 là 6,65 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mục tiêu 16% của Chính phủ đề ra.

Đồng bộ, linh hoạt giải pháp

Tại buổi giao ban trực tuyến này, Bộ Công Thương đã đề ra ba nhóm giải pháp lớn nhằm tháo gỡ các khó khăn để hoàn thành kế hoạch 2011. Theo đó, Bộ ưu tiên các nguồn lực đẩy mạnh sản xuất công nghiệp đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên thị trường cũng như đẩy mạnh xuất khẩu để thu hẹp nhập siêu.

Bộ cũng tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập Trung tâm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo mô hình tập trung các cơ quan Hải quan, kiểm dịch, giám định, các tổ chức cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu để tạo thành một trung tâm, một cửa với mục tiêu tạo thuận lợi hóa cho xuất nhập khẩu.

Cùng với các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu này, việc tận dụng triệt để các ưu đãi từ các Hiệp định thương mại song phương chính là một giải pháp quan trọng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay khi các thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp.

Đại diện Vụ Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cho hay, việc tận dụng ưu đãi về thuế từ các thị trường mà Việt Nam đã ký Hiệp định song phương đã đóng góp tới 6,5 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu.

Hiến kế tăng kim ngạch xuất khẩu, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường đề xuất, do công suất sản xuất các sản phẩm thép cán nguội, ống thép, tráng tôn mạ kẽm, thép xây dựng đều gấp đôi nhu cầu; vì vậy, Bộ Công Thương cần mở lối thoát thuế suất xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thép của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Cường cũng đề xuất Bộ Công Thương quản lý chặt việc cấp phép cho các dự án cán thép tại các địa phương để hạn chế thấp nhất tình trạng doanh nghiệp sản xuất thép nhập khẩu các công nghệ lạc hậu của Trung Quốc.

Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình lãi suất vay vốn vẫn ở mức cao từ 19-24%/năm như hiện nay, đại diện Sở Công Thương Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh đều cho rằng Chính phủ và Bộ Công Thương cần có chính sách hỗ trợ lãi suất phù hợp theo ngành hàng và mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như tăng năng lực sản xuất các mặt hàng thiết yếu, phục vụ công tác bình ổn thị trường.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cùng với các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác quản lý xuất khẩu hàng hóa, nông sản qua cửa khẩu biên giới bởi tại nhiều tỉnh phía Nam, thương nhân Trung Quốc đang thu mua ồ ạt hàng hóa nông sản của nông dân, gây xáo trộn về nguồn hàng và giá cả. Đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo./.

                                                                             Theo TTXVN

Các tin khác

Đường giao thông nông thôn xóm Tân Phong – xã Mãn Đức đã được bê tông hóa.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhập nhèm giá xăng dầu

Một số doanh nghiệp xăng dầu đang có lãi nhưng khả năng giảm giá mặt hàng này rất thấp. Sự thiếu tường minh của cơ cấu giá xăng dầu hiện nay chính là “thành trì” để các doanh nghiệp neo giá bán ở mức cao

Xuất khẩu giày dép tăng cao nhất trong lịch sử

Theo Tổng cục Thống kê, giày dép đã xuất khẩu xấp xỉ gần 3 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm 2011, tăng đến 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng tháng 6 đạt hơn 610 triệu USD. Đây cũng là tháng đầu tiên tính từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu giày vượt ngưỡng 600 triệu USD/tháng, cao nhất trong lịch sử ngành da giày từ trước đến nay.

Ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư

Mặc dù còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng tổng vốn thu hút FDI trong năm 2010 của Ðồng Nai vẫn khá ấn tượng với hơn 1,28 tỷ USD, đạt 171% kế hoạch năm. Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2010 và những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Ðồng Nai.

1.7, khởi động thị trường điện cạnh tranh: Chưa có thay đổi về giá bán điện

Sẽ chưa có thay đổi nào về giá điện bán đến người sử dụng điện trong cả năm 2011 khi thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được vận hành.

KCN không chỉ “lấp đầy”...

Thay vì tiêu chí “lấp đầy”, sắp tới, quy hoạch KCX-KCN phải gắn liền quy hoạch phát triển đô thị, dịch vụ

Bưởi Năm Roi đang... “chịu đòn”

Tháng 9-2008, thông tin bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đạt chuẩn Global GAP làm nức lòng nông dân xứ bưởi nổi tiếng ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đây là giấy thông hành để nông sản thâm nhập các thị trường khó tính như EU, Mỹ… Thế nhưng niềm vui không trọn vẹn vì hiện nay bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã mất thương hiệu này…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục