Cho đến thời điểm này, hơn 3 vạn thành viên trong mạng lưới bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Agel Việt Nam vẫn chưa biết liệu họ có cơ may lấy lại được hàng tỷ đồng đã đổ vào hệ thống này hay không. Sự sụp đổ của Agel Việt Nam đã chính thức được Agel tại Mỹ thông báo cách đây 2 tuần. Nhưng sự thật, cách đây 3 tháng, Agel Việt Nam đã lẳng lặng "đóng cửa" mà không có bất kỳ thông báo nào tới các thành viên.

 

Mất tiền, mất cả uy tín

Trụ sở chính tại 73 Tràng Thi đột ngột "cửa đóng then cài", điện thoại của Giám đốc Công ty TNHH Agel Việt Nam là bà Hoàng Hải Yến liên tục trong tình trạng tắt máy. Hệ thống bán hàng đa cấp của Agel Việt Nam lập tức tê liệt và bị xóa sổ. Nhưng không chỉ như tấm biển đề tên Công ty TNHH Agel Việt Nam được gỡ xuống vứt bỏ là xong, gần 3 vạn thành viên của mạng lưới này đang trong tình trạng hoang mang khi hàng tỷ đồng của họ đã đổ vào mua hàng, tiền hoa hồng vẫn chưa được thanh toán.

Công ty TNHH Agel Việt Nam được thành lập năm 2008, đại diện phân phối sản phẩm cho Tập đoàn bán hàng đa cấp Agel của Mỹ tại Việt Nam. Thực chất, đây là một Tập đoàn khá nổi tiếng bởi thành viên sáng lập đều là những tên tuổi lớn. Ở Việt Nam, sản phẩm tiêu biểu của Agel là các loại thực phẩm chức năng được sản xuất theo công nghệ Suspension Gel Technology (công nghệ Nano).

Theo đơn khiếu nại của bà Chu Thị Mỹ Hương, thành viên Agel Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh, dưới bà còn có "chân rết" với gần 1 vạn người đều đang mắc mớ về tài sản khi Agel Việt Nam tuyên bố đóng cửa. Ước tính thiệt hại lên tới 3,5 tỷ đồng, đều là khoản tiền nộp mua hàng (nhưng chưa được nhận) và trên 300 triệu tiền hoa hồng của tháng 2. Không chỉ là tiền, uy tín cá nhân của các thành viên tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của Agel Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi, có rất nhiều thành viên là bác sỹ, kỹ sư, giảng viên đại học… tham gia. Họ đã mời, kêu gọi người thân, quen của mình tham gia hệ thống vì những lợi nhuận trước mắt Agel Việt Nam đưa ra rất hấp dẫn.

Trên một số diễn đàn, nhiều thành viên đã từng tham gia Agel Việt Nam cho biết, trước đó, thông tin về việc tập đoàn bán hàng đa cấp Agel của Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam đã nhen nhóm từ lâu. Nhưng chỉ số ít những thành viên thân thiết hoặc ở "cấp cao" kịp bán hết hàng bảo toàn vốn, đẩy thiệt hại cho các thành viên tuyến dưới.

Lễ khai trương rầm rộ của Agel Việt Nam vào năm 2008.

Và đúng như thông tin được tiết lộ, ngay sau đó, Công ty Agel Việt Nam đã đóng cửa. Chỉ số ít các thành viên trong hệ thống biết được thông tin này và cũng đã âm thầm rút khỏi hệ thống, bảo toàn được chút vốn...

Đại diện pháp nhân của Agel tại Việt Nam phải giải quyết các tranh chấp

Vấn đề hàng nghìn người quan tâm hiện nay là thiệt hại của họ sẽ được giải quyết ra sao, đặc biệt là với những "thủ lĩnh" đang có nguy cơ bị mất tiền tỷ. Khi vào Việt Nam, để "đơn giản" các quy định về thủ tục giấy tờ, Agel đã áp dụng cách mà nhiều DN nước ngoài khác cũng áp dụng là kết hợp với đối tác Việt Nam. Bởi vậy, DN này đã để bà Hoàng Hải Yến đứng tên giấy phép kinh doanh khi thành lập Công ty TNHH Agel VN, với 10% cổ phần, còn 90% thuộc về Agel Mỹ. Bà Yến đồng thời là nhà phân phối. Bởi vậy, khi phía Mỹ tuyên bố rút khỏi Việt Nam, các thành viên mạng lưới chỉ còn bà Hoàng Hải Yến là đầu mối để quy trách nhiệm.

Trao đổi với PV CAND, một cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng cho biết: Ai là đại diện pháp nhân của DN sẽ phải đứng ra giải quyết các tranh chấp với khách hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm này các cơ quan chức năng đang đợi các bên liên quan báo cáo sự việc để xem xét xử lý, nên chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc. Thông thường, các tranh chấp sẽ căn cứ vào hợp đồng giữa các bên để qui trách nhiệm. Tuy nhiên vụ việc này phức tạp là ở chỗ, nhiều người đã không tuân thủ các qui trình thông thường của bán hàng đa cấp.

Với tham vọng làm giàu nhanh, họ tự đổ tiền tỷ ra để "ôm" hàng, với hi vọng được thăng cấp nhanh và được nhận nhiều hoa hồng hơn. Tuy nhiên, sau đó họ đã không tìm đủ được người tham gia mạng lưới của mình, không tiêu thụ được sản phẩm, nên hoa hồng thì chẳng thấy mà tiền vốn cũng chẳng thu hồi được. Thêm vào đó, do hiểu biết không thấu đáo về bán hàng đa cấp, nhiều thành viên tham gia vì bị lôi kéo, nghĩ đó là cách giàu nhanh, siêu lợi nhuận, nên việc họ tham gia cũng không đủ trình tự, khiến căn cứ pháp lý để giải quyết càng mong manh.

Việc quản lý hoạt động của DN này thuộc trách nhiệm của Sở Công Thương Hà Nội, tuy nhiên trao đổi với chúng tôi ngày 7/7, đại diện lãnh đạo Sở cho biết vẫn chưa có thông tin gì mới. "Chúng tôi đã có công văn yêu cầu lãnh đạo Agel Việt Nam giải trình lý do vì sao chấm dứt hoạt động và yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự giữa các khách hàng. Đồng thời cũng đã có công văn gửi ANZ - nơi công ty này ký quĩ 1 tỷ đồng, đề nghị ngừng giải toả số tiền ấy để giải quyết các tranh chấp dân sự" - ông Trịnh Văn Ngọc - Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết.

Chúng tôi đã liên hệ với Cục Quản lý cạnh tranh và được cho biết, trước đây, Công ty Agel đã từng bị cơ quan chức năng xử lý vì có vi phạm. Tuy nhiên, hiện đơn vị này cũng chưa có kết luận nào về vụ việc mà đang tiếp tục tìm hiểu.

Còn theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh Trần Anh Sơn cho biết theo qui định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp công ty ngừng hoạt động, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và người tham gia phải căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa hai bên. Hiện đại diện Việt Nam của Công ty Agel vẫn chưa chính thức lên tiếng về vấn đề này, cũng như chưa có công văn trả lời về lý do ngưng hoạt động cũng như hướng giải quyết vụ việc. Các luật sư cho rằng, nếu không thoả thuận được dân sự, các khách hàng có thể khởi kiện.

Agel đã vi phạm pháp luật?!

Tại điều 7, Nghị định số 110/2005/NĐ-CP (24/8/2005) về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, có quy định những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trong đó cấm các hành vi như,: "Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp…; Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng…". Tuy nhiên, trái với các qui định này, người muốn tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp Agel Việt Nam đều phải mua sản phẩm ban đầu với mức thấp nhất là 15 triệu đồng. Điều này đã được thành viên của nhiều diễn đàn trên mạng cảnh báo lẫn nhau về việc chớ có tham gia hệ thống mà mang vạ. Tuy nhiên, sự hào nhoáng bề ngoài và sự phát triển quá nhanh chóng của hệ thống đã làm nhiều người không tin vào các cảnh báo, vẫn tiếp tục tham gia và hiện đang phải gánh chịu hậu quả.

Được biết vào năm ngoái, Cục Quản lý cạnh tranh đã xử lý DN này một lần về hành vi vi phạm các qui định về kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, "họ vẫn vi phạm, bởi cả một mô hình lớn không thể thay đổi cách thức hoạt động chỉ sau một lần bị xử lý" - một cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh cho biết.

 

                                                                   Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công ty CP Đầu tư và xây dựng công trình 222 tăng cường các biện pháp phòng- chống sạt lở trong mùa mưa bão đoạn dốc Cun, Quốc lộ 6. (Ảnh: Đức Phượng)
Cán bộ Hội Cựu TNXP huyện Kỳ Sơn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về công tác hội ở cơ sở.
Khách hàng gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Việt Á. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính yêu cầu giữ nguyên giá bán xăng dầu

Bộ Tài chính tối muộn ngày hôm qua (8.7) đã có thông báo yêu cầu các DN xăng dầu đầu mối giữ nguyên giá bán lẻ.

Giải ngân hơn 1.900 tỷ đồng đầu tư nông nghiệp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 6/2011, khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân vốn ngân sách tập trung trong ngành nông nghiệp ước đạt ước đạt 1.912,8 tỷ đồng, bằng 52,09% kế hoạch năm.

Đà Bắc: Các dự án từ nguồn XDCB chậm tiến độ do thiếu vốn

(HBĐT) - Theo Ban Quản lý XDCB huyện Đà Bắc, hiện nay, công tác xây dựng cơ bản của huyện gặp phải khá nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nguyên nhân được cho là chủ yếu dẫn đến chậm tiến độ các công trình là công tác triển khai GPMB còn chậm. Hơn nữa, việc bố trí vốn cho kế hoạch của năm vẫn còn ít dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình.

Lạc Sơn đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa

(HBĐT) - “Khung thời vụ sít sao đòi hỏi bà con nông dân phải đẩy nhanh tiến độ làm mùa, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để chủ động kiểm soát nguy cơ, đảm bảo hiệu quả sản xuất” – ông Bùi Văn Dậy, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết.

Liên minh HTX tỉnh phát huy vai trò tập hợp kinh tế tập thể

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 354 HTX, trong đó có 125 HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản, 174 HTX CN-TTCN, 41 HTX dịch vụ, thương mại du lịch, 10 HTX vận tải, 4 quỹ tín dụng nhân dân. Nhìn chung, các HTX hoạt động tương đối ổn định, từng bước củng cố và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh – dịch vụ, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Ngân hàng chưa dám hạ lãi suất vì “thăm dò” nhau

Tín hiệu giảm lãi suất đã có nhưng các ngân hàng (NH) thương mại vẫn còn đang “thăm dò” nhau vì chưa ai dám đi tiên phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục