Cơn mưa nhẹ sáng 14.7 đã làm dịu đi bầu không khí oi bức nhưng không hạ nhiệt được độ nóng của thị trường vàng tại Hà Nội, khi giá vàng đã vọt lên ngưỡng cao nhất từ trước tới nay, hơn 39 triệu đồng/lượng. Có thời điểm trong ngày, giá vàng lên đến 39,1 triệu đồng/lượng. Người dân Hà Nội đã bất chấp thời tiết, đội áo mưa đi bán vàng, các cửa hàng khách đông nườm nượp.

 

 

 Rất nhiều khách bán vàng chấp nhận lấy giấy hẹn trả tiền tại cửa hàng vàng bạc Bảo Tín Minh Châu, phố Trần Nhân Tông, Hà Nội trong ngày 14.7 - ảnh: Lê Quân

Rất ít khách hỏi mua

Có người bán 100 lượng vàng, chúng tôi phải ghi giấy hẹn sang buổi chiều

 Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó TGĐ PNJ

Nhân viên một cửa hàng vàng trên đường Trần Nhân Tông cho biết lượng khách đến bán vàng đông hơn bình thường trong khi rất ít khách hỏi mua. Ông Vũ Minh Châu - TGĐ Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu - tiết lộ lực bán vàng trong 2 ngày gần đây khá mạnh khiến cửa hàng của công ty không kịp rút tiền từ ngân hàng về để chi trả nên phải ghi giấy hẹn cho khách.

Tại các đại lý của Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) ở TP.HCM, chỉ trong buổi sáng hệ thống này mua vào hơn 1.500 lượng vàng. Nhiều cửa hàng vàng của PNJ cũng rơi vào tình trạng thiếu tiền. Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó TGĐ PNJ - cho biết công ty vẫn cố gắng đưa tiền xuống hệ thống đáp ứng nhưng nhất thời không thể đáp ứng lập tức nhu cầu của người dân. “Có người bán 100 lượng vàng, chúng tôi phải ghi giấy hẹn sang buổi chiều” - bà Cúc nói. Tại cửa hàng Tập đoàn đá quý DoJi SJC (44 Lê Ngọc Hân - tòa nhà Ruby Plaza), lúc hơn 10 giờ sáng 14.7, nhiều người bán vàng phải chờ nhận tiền khá lâu. “Những người bán dưới 1 cây sẽ nhận được tiền mặt ngay trong buổi sáng, còn bán từ 1 cây trở lên, sẽ được hẹn chiều quay lại nhận tiền”, chị Hà - nhân viên một cửa hàng vàng ở phố Ngọc Hà (Q.Ba Đình, Hà Nội) - nói.

Số lượng giao dịch vàng trong ngày 14.7 tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp thương hiệu vàng lớn, trong khi tại các cửa hàng nhỏ, lẻ giao dịch diễn ra bình thường.

Ngưng mua vàng của dân vì không đủ tiền?

“Vịnh tránh bão”

Ông Phí Đăng Minh, nguyên Vụ phó Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước VN, nhận định: Tình hình lạm phát của nhiều nước trên thế giới trong đó có VN đã khiến vàng càng chứng minh được vai trò là “vịnh tránh bão”, chống chọi lại sự mất giá của đồng tiền. “Giá vàng chỉ có thể giảm khi tình hình lạm phát và nợ công tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha... được kiểm soát”, ông Minh nói.

Do lực bán trên thị trường ngày 14.7 quá mạnh nên giá vàng trong ngày đã có những diễn biến trái chiều. Chẳng hạn khoảng 10 giờ sáng, giá vàng thế giới là 1.585 USD/ounce (tương đương 39,29 triệu đồng/lượng) trong khi giá vàng trong nước chỉ từ 39,07 - 39,1 triệu đồng/lượng. Thế nhưng vào lúc 15 giờ 30 phút, giá vàng thế giới tăng từ 1.583 USD/ounce lên 1.585 USD/ounce, giá vàng trong nước lại giảm xuống 38,94 triệu đồng/lượng, khoảng cách thấp hơn giá thế giới từ 190.000 đồng/lượng vào buổi sáng tăng lên đến 400.000 đồng/lượng. Theo ông Tôn Thế Vĩnh Quyền, Giám đốc kinh doanh Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ,  trong ngày 14.7, công ty đã mua vào khoảng 7.200 lượng, trong khi bán ra chỉ 700 - 800 lượng. Cung nhiều, cầu ít là một trong những nguyên nhân khiến giá trong nước thấp hơn giá thế giới.

Trong một diễn biến khác, do sức mua ở thị trường vàng trong nước quá thấp trong khi giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới nên các công ty vàng tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, để tránh phải đóng thuế xuất khẩu 10%, các công ty phải tốn thêm thời gian gia công giảm chất lượng vàng từ 4 số 9 xuống còn 2 số 9, giảm trọng lượng vàng xuống mức 8 chỉ/sản phẩm (để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu bằng 0%, sản phẩm vàng phải có trọng lượng dưới 1 ounce -khoảng 8 chỉ - chất lượng ở mức 2 số 9). Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không kịp tăng sản lượng, vòng quay của đồng vốn chậm, không kịp đáp ứng nhu cầu bán vàng của người dân. Giám đốc một công ty kinh doanh vàng cho biết, có khả năng vài ngày tới các công ty phải ngưng mua vàng từ dân vì không đủ tiền.

Dự thảo về quản lý thị trường vàng ban hành hồi tháng 6.2011 cho phép mua bán vàng ở những địa chỉ được Nhà nước cấp phép đã giải tỏa tâm lý e ngại của người dân, giới đầu tư vàng. Tuy nhiên, ông Trần Trọng Quốc Khanh - Giám đốc kinh doanh vàng Ngân hàng Á Châu - cho rằng việc dùng chính sách để can thiệp ổn định giá vàng là điều khó vì dù sao thì giá vàng trong nước cũng sẽ biến động theo giá vàng thế giới. Đó là điều cốt lõi.

 

Người dân bán vàng ra rất mạnh khi giá vượt 39 triệu đồng/lượng - ảnh: Đ.N.Thạch

 

                                                 Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục