Cùng là khoai tây, nhưng mỳ Omachi quảng cáo là "làm từ khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng", còn trà thảo mộc Dr Thanh thì "ăn snack, khoai tây chiên, nóng trong người...".

 

Bé Kiên Cường, con trai chị Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) thường xuyên bị táo bón. Thấy mỳ Omachi quảng cáo là "làm từ khoai tây, không sợ nóng", chị liền mua cho bé ăn. Thế nhưng, khi cậu bé hát líu lo một đoạn quảng cáo trà Dr Thanh, "ăn bánh snack, khoai tây chiên, nóng trong người...", chị Huyền lại giật mình về loại "mì khoai tây" mà mình cho con ăn.

Sau một hồi tìm hiểu chị được biết, đồ ăn chiên với dầu mỡ thì không thể không nóng và mì thì chắc chắn phải trải qua công đoạn chiên với dầu. Cũng vì thế, chị Huyền cũng nghi ngờ thêm về yếu tố khoai tây trong loại mì "không sợ nóng". Đọc trên bao bì, chị mới té ngửa, khoai tây chỉ chiếm chưa đến 1% trong thành phần mì Omachi.

"Ngay cả trong trường hợp khoai tây chiên ăn vào không nóng, thì tỷ lệ 1% không thể giúp loại mì này trở nên không nóng", chị Huyền thầm nghĩ.

Thị trường mì gói cạnh tranh vô cùng khốc liệt, quảng cáo là một công cụ hữu hiệu để tiếp cận người tiêu dùng. Anh minh họa: Hoàng Hà
Thị trường mì gói cạnh tranh vô cùng khốc liệt, quảng cáo là một công cụ hữu hiệu để tiếp cận người tiêu dùng. Anh minh họa: Hoàng Hà

Theo bác sĩ Lê Quảng Hào, Viện Dinh Dưỡng, khoai tây chiên (tinh bột) cung cấp nhiều năng lượng, ăn nhiều sẽ gây nóng, đặc biệt vào những ngày hè. Thêm vào đó, thành phần chỉ có 1% từ khoai tây nhưng quảng cáo như là mì khoai tây là không chính xác.

Phát hiện trên của chị Huyền cũng là điều mà nhiều bà nội trợ phát hiện ra trong thời gian gần đây khi các mẫu quảng cáo mì gói được phát san sát vào giờ vàng trên truyền hình. Một điều tình cờ là có lần quảng cáo của trà Dr Thanh lại gần với mì Omachi khiến cho người xem truyền hình cứ phân vân.

Tiến sĩ Phạm Thị Liên, Chủ nhiệm bộ môn Marketing một trường đại học ở Hà Nội nhận xét: "Hai quảng cáo cùng được đăng tải như vậy sẽ khiến cho người xem bối rối và họ không biết nên tin vào quảng cáo nào".

Còn ông Lê Quốc Vinh, Giám đốc Công ty truyền thông Le Bros cho rằng, nếu như hàm lượng khoai tây quá ít thì không được lấy nó làm trung tâm để nhấn mạnh quảng cáo. Việc nhấn mạnh chỉ nên thực hiện nếu đó là một hàm lượng tương đối đáng kể.

Trong khi đó, đại diện truyền thông của Masan (công ty sở hữu thương hiệu mì Omachi) không bình luận gì về việc quảng cáo trà Dr Thanh có nội dung "tố" mì Omachi. Đại diện này cho biết, tất cả các câu trả lời chính thức về các vấn đề liên quan đến quảng cáo của đơn vị này cần được nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra truyền thông đại chúng.

Trao đổi với VnExpress.net, bà Trần Uyên Phương - Giám đốc truyền thông Công ty Tân Hiệp Phát (chủ sở hữu thương hiệu Dr Thanh) cho biết, thông điệp truyền thông có liên quan đến khoai tây chiên xuất hiện ở 2 quảng cáo của Dr Thanh và Omachi là một sự tình cờ.

"Thông điệp không lo bị nóng của Dr Thanh bắt nguồn từ một thực tế là người tiêu dùng những năm gần đây sử dụng thức ăn nhanh như snack, khoai tây chiên... ngày càng nhiều hơn. Sau khi ăn thì cảm giác nóng xuất hiện. Tuy nhiên, quảng cáo của chúng tôi hoàn toàn độc lập và không liên quan đến thông điệp của các sản phẩm khác", bà Phương khẳng định.

Bên cạnh việc quảng cáo Dr Thanh "tố cáo" Omachi, loại mì này còn bị một "người anh em" có tên Tiến Vua (cùng do Công ty Masan sở hữu) "choảng" một cú nặng. Clip quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua (loại bình dân) đem thông điệp về phẩm màu E102 là chất độc hại có trong mì ăn liền. Đại diện của Masan còn thông tin tới nhiều cơ quan truyền thông về sự độc hại của chất này. Thế nhưng trên chính bao bì của mì Omachi đang lưu hành trên thị trường lại ghi rất rõ về chất E102 có trong thành phần.

Trong khi đó, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã chính thức có thông báo khẳng định, chất E102 được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm tại Việt Nam và dùng trong định mức thì vẫn an toàn cho sức khỏe. Sau khi Bộ Y tế đưa ra thông điệp này, phía Masan không có phản ứng gì thêm.

                                                                            Theo VnExpress

Các tin khác

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các doanh nghiệp làm tốt công tác nộp thuế năm 2010.
Các khách hàng mua hàng tại Công ty tham gia bốc thăm trúng thưởng.
Đường tải điện từ trạm biến áp về xóm Thông được chống đỡ bằng cọc tre
Không có hình ảnh

Giải quyết việc làm cho 1.254 lao động

HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, TP Hòa Bình đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu cung cấp thông tin về thị trường lao động của các doanh nghiệp, các Trung tâm giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng đến người lao động.

Giá vàng trong nước liên tục "trồi sụt" trong ngày

Thị trường vàng trong nước chiều nay (19/7) liên tục biến động, sau gần chục lần thay đổi bảng niêm yết vào lúc đóng cửa chiều nay giá vàng chỉ tăng gần 50.000 đồng/lượng so với giá lúc mở cửa.

Du lịch lấy thưởng: Coi chừng "dính chưởng"!

Đơn vị tổ chức quảng cáo rằng đây là những “dịch vụ hoàn hảo” kết hợp du lịch – kinh doanh mạng – làm việc tại nhà. Tuy nhiên, các luật sư cảnh báo người tham gia có thể gặp rủi ro khó lường

Kiềm chế lạm phát qua lãi suất chiết khấu

Tăng lãi suất huy động và cho vay đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho sử dụng như một công cụ quan trọng nhất để kìm hãm lạm phát. Thực tế tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) lãi suất huy động có lúc lên tới 18% - 19%/năm, lãi suất cho vay 24% - 25%/năm, hoặc cao hơn nữa. Doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhưng lạm phát vẫn không giảm. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TPHCM.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh - giải pháp trọng tâm trong thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ở lạc Thủy

(HBĐT) - Đã gần 5 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đó cũng là thời gian huyện Lạc Thủy tăng cường thực hiện và đã thực hiện hiệu quả các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Bình ổn giá thực phẩm: Bàn việc giảm giá - giá không giảm

Trước tình hình giá cả một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu chưa có dấu hiệu chững lại, thậm chí tiếp tục biến động nhiều ngày qua, chiều 18.7, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lại ráo riết chỉ đạo mọi phương án nhằm cụ thể hoá việc bình ổn giá thực phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục