Rau xanh tại ruộng đang chuyển vụ nên gây thiếu nguồn cung cục bộ. Ảnh: D.H

Rau xanh tại ruộng đang chuyển vụ nên gây thiếu nguồn cung cục bộ. Ảnh: D.H

Trước tình hình giá cả một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu chưa có dấu hiệu chững lại, thậm chí tiếp tục biến động nhiều ngày qua, chiều 18.7, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lại ráo riết chỉ đạo mọi phương án nhằm cụ thể hoá việc bình ổn giá thực phẩm.

 

Rau, thịt chưa giảm giá

Nhiều ngày qua, mặc dù ngành nông nghiệp ra sức kêu gọi lực lượng chức năng vào cuộc bình ổn giá thực phẩm, song tình hình vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi giá nhiều mặt hàng rau, thịt vẫn ở mức... trên trời. Sáng 18.7, các loại rau xanh tại chợ Ngọc Hà (Q.Ba Đình), Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy) vẫn giữ giá cao, thậm chí nhiều loại tăng giá hơn so với tuần trước. Cụ thể, cà chua 15.000đ/kg, cải ngọt 16.000đ/kg, rau muống 5.000đ/mớ, thìa là, xà lách các loại 20.000đ/kg...

Theo Cục Trồng trọt, rau xanh tại Hà Nội chưa thể hạ giá do thiếu nguồn cung vì mưa bão và giai đoạn giáp vụ. Giá đầu vào các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công cán cũng tăng “vù vù”, nguồn rau nhập khẩu quý II năm nay giảm 10% so với quý I, chưa kể khâu trung gian, lưu thông được dịp “té nước theo mưa” tùy ý nâng giá bán.  

Cơ quan này khẳng định, trong tháng 7, tháng 8.2011, rau xanh ăn lá vẫn ở mức giá cao do hết vụ, tuy nhiên sẽ nỗ lực hạ nhiệt một số loại rau phổ thông như rau muống, mùng tơi, dền...

Trong khi đó, giá thịt lợn vẫn là nỗi ám ảnh của không ít bà nội trợ khi chưa chịu hạ nhiệt. Một điều khá mâu thuẫn là mặc dù lượng thịt cung ứng ra thị trường cao hơn mọi năm với 2,46 triệu tấn (cùng kỳ năm ngoái là 2,2 triệu tấn), song nguồn cung vẫn thiếu so nhu cầu. Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao lo ngại: “Thay vì giảm nhu cầu sử dụng thịt lợn vào mùa hè như mọi năm thì năm nay tỉ lệ sử dụng thịt lợn so với các loại thịt khác cao hơn hẳn mọi năm. Điều này càng gây áp lực lớn cho nguồn cung vốn đã thiếu hụt”.

Cũng theo nhận định của ông Giao, qua trực tiếp khảo sát tại các tỉnh phía bắc mấy ngày qua, đã diễn ra tình trạng các lò mổ tự ý làm giá khiến giá lợn hơi tăng lên 68.000 – 70.000đ/kg. “Tại chuồng trại, bà con hầu hết chỉ bán lợn hơi với giá 60.000 – 62.000đ/kg. Chính khâu trung gian đã “đục nước béo cò” khiến giá thịt lợn đã cao càng cao ngất” – ông Giao nói.

Nguồn rau nhập khẩu về chợ đầu mối quý II giảm mạnh khiến nguồn cung thiếu hụt.      Ảnh: D.H
Nguồn rau nhập khẩu về chợ đầu mối quý II giảm mạnh khiến nguồn cung thiếu hụt. Ảnh: D.H

Mắc ở vốn?

Một trong những nguyên nhân khiến thực phẩm tăng giá đột biến tháng qua, theo Bộ NNPTNT chính là người chăn nuôi và sản xuất khó tiếp cận nguồn vốn trước áp lực đầu vào tăng. Cục Chăn nuôi đã nhiều lần đề nghị được hỗ trợ vốn tối đa cho hộ chăn nuôi nhằm có điều kiện tái đàn, tăng đàn. Song theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quá trình thủ tục vay giữa ngân hàng và người vay hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

Bà Trần Hồng Hạnh – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho hay: “DN khi vay vốn cần chứng minh được tính khả thi trong tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên thực tế có không ít đơn vị chưa chứng minh được điều này. HTX đại diện nông hộ đi vay cũng chưa có nội dung và phương án rõ ràng với phía ngân hàng. Với những vướng mắc này, một mình ngân hàng chưa đủ sức xử lý mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các bên”.

Trước nhu cầu vốn cấp bách của DN, bà Hạnh đề nghị Bộ NNPTNT cung cấp những địa chỉ cần vốn cụ thể để lên phương án hỗ trợ vốn kịp thời. Những DN có hồ sơ vay vốn khả thi nhưng chưa vay được vốn sẽ được NHNN thống kê để chỉ đạo ngân hàng kịp thời tiến hành thủ tục cho vay.

Với diễn biến tăng giá thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát yêu cầu Cục Trồng trọt nhanh chóng kiểm tra rà soát lại vùng rau, nắm rõ diện tích, chủng loại và điều kiện sản xuất vùng rau nhằm sớm cân đối lại sản xuất, kịp thời cung ứng đủ rau trong tháng tới. Cục Chăn nuôi kiểm soát sát sao dịch bệnh để khống chế và thông báo rộng rãi, tạo tâm lý yên tâm cho bà con chăn nuôi sản xuất.

Ông Phát cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng nguồn vốn về tín dụng, sớm tiến hành thủ tục cho vay. Tất cả mọi diễn biến sẽ được Bộ NNPTNT báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan xem xét để phối hợp chỉ đạo nhằm sớm bình ổn mặt bằng giá thực phẩm trong tháng tới.    

 

                                                      Theo LaoDong

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục