Tàu New Lucky VII.
Ngày 20/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (SSIC) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đã tổ chức bàn giao tàu New Lucky VII và khánh thành ụ khô lớn nhất miền Nam.
New Lucky VII là tàu chuyên chở gỗ, có trọng tải 6.850 tấn, được đóng mới và xuất khẩu cho Tập đoàn Franbo Lines Corp (Đài Loan). Tàu dài 102,79m, rộng 17m, cao 8m, mớn nước 6,95m, tốc độ thực tế đạt 14,6 hải lý/giờ, với tổng giá trị 7,27 triệu USD.
Tàu được hai công ty của Nhật Bản phối hợp thiết kế kỹ thuật (Công ty Kitada và công ty AZ) và Trung tâm Tư vấn Thiết kế - Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (SSIC) ứng dụng các phần mềm Defcar (Tây Ban Nha), Lantek (Hàn Quốc) để thiết kế thi công phần vỏ tàu và phần mềm UGS (Mỹ) cho thiết kế thi công phần thiết bị, hệ thống điện và hệ thống ống của tàu theo công nghệ 3D-CAD.
Tàu được thiết kế, thi công theo quy phạm phân cấp của Đăng kiểm Nhật Bản, được giám sát chặt chẽ bởi Cơ quan Đăng kiểm NK (Nhật Bản) và các chuyên gia kỹ thuật đóng tàu cao cấp của Tập đoàn Franbo Lines. Tàu đã được SSIC thi công và bàn giao đúng theo tiến độ hợp đồng.
Ụ khô lớn nhất miền Nam có tổng chiều dài buồng ụ là 186m, rộng 30m, cao 8,2m do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cảng-Kỹ thuật Biển (Portcoast) thiết kế và Nhà thầu thi công trước đây là Công ty Xây dựng công trình thủy (thuộc Cienco1).
Do gặp khó khăn về phương án kỹ thuật thi công và tài chính nên nhà thầu không có khả năng thực hiện hợp đồng. Được sự chấp thuận của Vinashin, SSIC đã mạnh dạn xin tự thực hiện, tiếp tục thi công hoàn tất công trình.
Đây là ụ khô đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế và thi công đủ năng lực tiếp nhận sửa chữa tàu đến 25.000DWT, được hỗ trợ bởi các hệ thống phục vụ tiên tiến như hệ thống oxy-gas-khí nén chạy quanh ụ, cẩu di động 50 tấn, nguồn điện 380V và 440V, cầu tàu dài 300m, 4 phao neo tàu đến 30.000DWT.../.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Tiếng là được sử dụng điện lưới Quốc gia từ gần hai chục năm nay nhưng với hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn từ lâu xuống cấp nghiêm trọng, người dân xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) sống trong nghịch cảnh có điện vẫn … khát điện. Chất lượng kém, tổn thất điện năng lớn nên điện chỉ đến với hộ dân vào thời khắc hiếm hoi. Nhiều hộ sắm sửa đồ điện để rồi… bỏ xó. Theo Sở Công thương, đây là địa bàn có hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn xấu nhất tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay các cấp ngành trong tỉnh đã cấp được 42 giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án với số vốn đăng ký 1.572 tỷ đồng. Như vậy tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 340 dự án trong đó 19 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 124 triệu USD và 321 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 31.000 tỷ đồng.
HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, TP Hòa Bình đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu cung cấp thông tin về thị trường lao động của các doanh nghiệp, các Trung tâm giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng đến người lao động.
Thị trường vàng trong nước chiều nay (19/7) liên tục biến động, sau gần chục lần thay đổi bảng niêm yết vào lúc đóng cửa chiều nay giá vàng chỉ tăng gần 50.000 đồng/lượng so với giá lúc mở cửa.
Đơn vị tổ chức quảng cáo rằng đây là những “dịch vụ hoàn hảo” kết hợp du lịch – kinh doanh mạng – làm việc tại nhà. Tuy nhiên, các luật sư cảnh báo người tham gia có thể gặp rủi ro khó lường
Tăng lãi suất huy động và cho vay đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho sử dụng như một công cụ quan trọng nhất để kìm hãm lạm phát. Thực tế tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) lãi suất huy động có lúc lên tới 18% - 19%/năm, lãi suất cho vay 24% - 25%/năm, hoặc cao hơn nữa. Doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhưng lạm phát vẫn không giảm. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TPHCM.