Xóm 4, xã Sủ Ngòi kiên trì sản xuất rau an toàn.
(HBĐT) - Theo thống kê mới đây, diện tích vùng rau toàn thành phố Hòa Bình dao động trong khoảng 250 ha – 300 ha. Với sản lượng bình quân trên 6.000 tấn/năm, đảm bảo 50% lượng rau phục vụ cho nhu cầu của cư dân trong thành phố, trong đó có khoảng hơn 20% lượng rau đảm bảo các tiêu chí sản xuất rau an toàn.
Thống Nhất, Dân Chủ, Trung Minh, Sủ Ngòi, Yên Mông, Hòa Bình và Tân Hòa là những xã, phường tiếp tục triển khai, duy trì mô hình sản xuất rau an toàn. Ông Nguyễn Đức Nị - Phó Chủ tịch UBND xã Sủ Ngòi chia sẻ: Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp, những năm qua, xã đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân chuyển diện tích lúa cấy sang trồng rau các loại cho thu nhập khá hơn. Một số diện tích chân ruộng cao không cấy được cũng chuyển sang trồng các lọai rau, củ, quả. Hiện nay, xã vẫn duy trì từ 9- 10 ha rau an toàn, chủ yếu ở các xóm 1, 2, 4, 5 và 7 với trên 40 hộ tham gia. Có vài khó khăn trong sản xuất rau an toàn mà các hộ nông dân ở đây gặp phải là việc cung cấp nguồn nước tưới chưa đảm bảo, diện tích đất ở một vài khu, xóm chưa được tập trung. Tuy nhiên, với việc áp dụng các quy trình trồng rau an toàn, nông dân các xóm đã giảm bớt đáng kể chi phí phân bón, chủ động ủ phân xanh hoai mục để bón cho rau, vừa cải tạo đất mà vẫn đảm bảo chất lượng rau màu cung cấp ra thị trường.
5 – 6 năm qua, các hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sỏn, Nguyễn Văn Tán cùng hàng chục hộ khác ở xóm 5, xã Sủ Ngòi đã kiên trì sản xuất rau an toàn mang lại giá trị cao, thu nhập thường xuyên, ổn định với diện tích canh tác trên, dưới 1.000 m2/hộ. Ông Sỏn cho biết: Diện tích đất trồng rau của gia đình cho thu hoạch quanh năm. Làm rau an toàn tuy có cầu kỳ, vất vả hơn trong chăm sóc, đổi lại, sản phẩm rau, củ, quả làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Mùa nào, thức nấy, ruộng nhà ông trồng đủ các loại rau như rền, đay, mồng tơi, ngót, cải… phục vụ thị trường. Gần như cứ cách vài ngày, rau nhà ông lại cho cắt, bán. Nhẩm tính, mỗi lần cắt, bán như vậy, ông thu về từ 300 – 400.000 đồng.
Các điểm sản xuất rau an toàn đang duy trì ở xã Thống Nhất với 6,8 ha, Dân Chủ 6 ha, Trung Minh 6 ha, Sủ Ngòi 9,5 ha, Tân Hòa 2 ha. Mới đây, với sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm BVTV thành phố, mô hình sản xuất rau an toàn được nhân rộng tại 2 xã Yên Mông và Hòa Bình. Theo ông Tạ Ngọc Doanh – Phó phòng Kinh tế thành phố, vào vụ đông, diện tích rau an toàn phát triển mạnh hơn. Bà con tuy tích cực gieo trồng theo hướng dẫn, tập huấn nhưng ở một số mô hình trồng rau an toàn sinh học của xã Thống Nhất và Hòa Bình, diện tích các vụ ngày càng ít đi. Ông Doanh cho biết: nguyên nhân chủ yếu khiến người dân chưa thực sự chú trọng sản xuất rau an toàn, rau an toàn sinh học là phải bỏ ra tương đối nhiều công sức chăm sóc, trong khi đó, giá trị thu nhập cũng không hơn sản phẩm rau canh tác thông thường. Thành phố đã phối hợp khảo sát đánh giá mẫu đất, nước ở một số cánh đồng rau nhưng chưa hội đủ các điều kiện để công nhận và cấp chứng chỉ vùng rau an toàn.
Thành phố đang tích cực phối hợp với Viện Rau, củ, quả Trung ương lập quy hoạch sản xuất rau an toàn với mục tiêu phấn đấu hoàn thành trong năm 2011 với nhiều hạng mục tính đến như nhà sơ chế và bảo quản rau, thủy lợi, giao thông, hệ thống nước tưới tiêu, nhà lưới kính, hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm… Ngay sau quy hoạch, thành phố triển khai tổ chức để nhân dân vùng rau an toàn đi vào sản xuất, có sản phẩm rau cung ứng ra thị trường. Theo đó, vùng sản xuất rau an toàn có diện tích gần 40 ha trồng chuyên canh tại các xã Dân Chủ, Thống Nhất, Sủ Ngòi, Yên Mông, Hòa Bình. Đồng thời, với bước quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, thành phố có kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành: kinh tế, QLTT, BVTV chức kiểm tra, giám sát về sản phẩm rau bên ngoài cung cấp vào thị trường, kiên quyết không cho sản phẩm rau không đảm bảo an toàn nhập vào thị trường.
Bùi Minh
“Khó khăn hơn cả thời kỳ khủng hoảng năm 2008-2009”, đó là nhận định của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khi đề cập tình hình sản xuất, kinh doanh mặt hàng này trong năm 2011.
(HBĐT) - Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Trưởng ban điều hành Đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) tỉnh, để có được quan hệ lao động ổn định, hài hòa và phát triển, trước tiên phải xây dựng và thực hiện cho được những quy định về văn minh, văn hóa trong doanh nghiệp (DN). Cụ thể hơn là thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong mỗi doanh nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 10/8/2001, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1189/QĐ-UB thành lập Trung tâm Thiết kế Quy hoạch Xây dựng Hòa Bình. Theo đó, Trung tâm là tổ chức sự nghiệp kinh tế thuộc Sở Xây dựng thực hiện chức năng, nhiệm vụ do UBND tỉnh giao về công tác quy hoạch và tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng đô thị, cụm dân cư nông thôn, KCN trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Đây là thống kê của ngành NN&PTNT huyện Cao Phong. Huyện Cao Phong có diện tích đất nông nghiệp trên 7.463,54 ha, trong đó, 2.692,2 ha mía, 850 ha cây ăn quả (riêng cây có múi trồng tập trung 557 ha). Năm 2010, sản lượng cam, quýt đạt gần 9.000 tấn, sản lượng lương thực cây có hạt 15.294,28 tấn, năng suất lúa bình quân đạt trên 50 tạ/ha.
Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Tài chính) vừa đưa ra dự báo chỉ số giá tháng 8/2011 tăng khoảng 1%, đưa chỉ số giá tháng 8 tăng 15,75% so với tháng 12/2010. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất một số biện pháp bình ổn giá trong tháng 8/2011.
Những ngày gần đây giá lúa gạo tăng, song theo khẳng định của các doanh nghiệp, chuyện sốt giá, khan hàng sẽ không xảy ra, bởi lúa hè thu mới chỉ đầu vụ thu hoạch, nên lượng lúa rất dồi dào.