Lực lượng QLTT tiến hành tiêu hủy số hàng giả, hàng kém chất lượng tịch thu trong 7 tháng qua.
(HBĐT) - Chỉ riêng trong tháng 7, lực lượng QLTT tỉnh đã kiểm tra 97 vụ, xử lý vi phạm hành chính 65 vụ, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu gần 75 triệu đồng. Đồng chí Vũ Xuân Cương, Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh nhận định: Hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, các vụ kinh doanh hàng giả nhãn hiệu, thương hiệu và tình trạng kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng vẫn tồn tại, diễn ra tại địa bàn với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép thường tập trung cào các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, trà trộn, vận chuyển vào các địa bàn trong tỉnh như: bánh kẹo, mỳ chính, bia, nước giải khát, thuốc tân dược, hàng mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, điện máy dân dụng... Việc vận chuyển hàng hóa thường bằng xe ô tô trực tiếp bán cho các cơ sở kinh doanh, diễn ra vào ngày, giờ nghỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm trốn tránh lực lượng kiểm tra, kiểm soát. Đáng chú ý, tình hình gian lận thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn diễn ra phổ biến, thường là kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh doanh không đảm bảo các điều kiện, hàng hóa đóng gói sẵn không đúng định lượng ghi trên bao bì, gian lận trong cân, đong hàng hóa.
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công thương, lực lượng QLTT tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành thành viên BCĐ 127/ĐP tỉnh, huyện, thành phố kiểm tra, kiểm soát thị trường. Quá trình kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm với nỗ lực nâng cao chất lượng kiểm tra, phát hiện những vụ vi phạm, tập trung kiểm tra, ngăn chặn sản xuất, buôn bán hàng giả, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP, quá hạn sử dụng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bán hàng đa cấp và việc chấp hành Pháp lệnh về giá. Trong đó, chú trọng kiểm tra các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân như: xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, xi măng, sắt, thép, đường, sữa, giấy, muối, than, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh...
Từ đầu năm đến nay, toàn lực lượng đã tiến hành kiểm tra 932 vụ, xử lý 784 vụ, số tiền thu phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu gần 1,1 tỷ đồng. Điển hình là vụ do đội QLTT số 8 cơ động phối hợp với đội chống buôn lậu phòng PC 46 (CA tỉnh) phát hiện xe ô tô biển kiểm soát 28H 3274 do ông Nguyễn Anh Hùng, tổ 7, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) điều khiển đã có hành vi vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, không ghi một trong những nội dung bắt buộc ghi trên hàng hóa. Đội QLTT số 7 phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành huyện Mai Châu kiểm tra, phát hiện hộ kinh doanh Phạm Văn Điệp có địa chỉ tại xã Biên Giang, quận Hà Đông (Hà Nội) vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu gồm 30 đầu âm ly, 67 đầu đọc đĩa, trị giá hàng tịch thu gần 26 triệu đồng. Đội QLTT số 1 thành phố Hòa Bình kiểm tra ông Nguyễn Trung Kiên bán hàng rong ở chợ Nghĩa Phương (thành phố Hòa Bình) có hành vi vi phạm kinh doanh hàng giả gồm 24 gói bột ngọt giả nhãn hiệu AJiNOMOTO, 78 gói bột giặt giả nhãn hiệu OMO, đã tịch thu toàn bộ hàng hóa và xử lý vi phạm hành chính 1 triệu đồng.
Cũng theo Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh, hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn sẽ còn diễn ra với tính chất phức tạp hơn, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong phát hiện, bắt giữ và xử lý. Những bất cập và kẽ hở trong cơ chế, chính sách được các đối tượng lợi dụng để buôn lậu và trốn thuế. Góp phần thực hiện mục tiêu bình ổn giá cả thị trường, toàn lực lượng đang đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép; kiểm tra thực hiện các quy định về kinh doanh mặt hàng thiết yếu; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chấp hành quy định và hướng dẫn cho thương nhân ký cam kết chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa; kiểm tra ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương “Người Việt dùng hàng Việt” để bán hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; đảm bảo nắm bắt địa bàn, điều tra trinh sát để chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm.
Bùi Minh
Bộ Công thương cho biết, thực hiện Nghị định 109 của Chính phủ quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đến thời điểm này đã có 40 doanh nghiệp (DN) trong nước và 4 DN nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
(HBĐT)- Trong nhiều năm qua, môi trường thu hút đầu tư của tỉnh ta được cải thiện mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư lớn vào địa bàn tỉnh. Trong đó, khu vực kinh tế nước ngoài được đánh giá có bước phát triển ổn định, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Riêng số thuế thu từ các doanh nghiệp nước ngoài năm 2010 đạt gần 55 tỷ đồng, tăng 325% so với năm trước.
(HBĐT) - Đến xóm Nội Sung, Hạ Bì (Kim Bôi) hỏi chị Bùi Thị Nguyên, người dân ở đây ai cũng biết và đều nhiệt tình kể về chị, một người phụ nữ trẻ, đảm đang, tháo vát, giỏi giang, có chí làm giàu.
Tình hình dư cung tiền đồng của hệ thống NH, sự sụt giảm mạnh của lãi suất liên NH và thực tế một loạt các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi vừa được các NH đưa ra cho thấy định hướng giảm lãi suất cho vay đang có nhiều hỗ trợ.
Theo Hội đồng vàng thế giới năm 2010, Việt Nam đang trong top 10 nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, lượng vàng trong dân ước tính từ 300 - 500 tấn (tương đương 15 - 25 tỉ USD) tuy nhiên sự ách tắc trên thị trường này đã dẫn tới các biến động giá vàng rất lớn trong những ngày qua.
Liên Bộ Tài chính - Công thương chiều 12.8, phát đi thông cáo khẳng định chưa đủ cơ sở để giảm giá xăng dầu.