Bộ Tài chính vừa có thông báo chính thức ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ về công tác điều hành giá.
Theo Bộ trưởng, từ đầu năm công tác điều hành giá của Bộ đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Từ nay đến cuối năm, tình hình còn rất khó khăn, lạm phát hiện đã ở mức cao, 7 tháng là 14,6%, Bộ trưởng chỉ đạo, cần tiếp tục theo dõi sát sao, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các địa phương trong công tác quản lý, điều hành giá để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ.
Bộ trưởng nhấn mạnh, việc điều hành giá phải góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển và hội nhập; tiến hành rà soát lại tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước kiểm soát giá, nếu giá chưa đáp ứng được với thị trường thì nghiên cứu có biện pháp xử lý, tháo gỡ theo phương án, lộ trình phù hợp, đảm bảo giá cả vận hành theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong khi kiên trì nguyên tắc giá thị trường, đối với một số mặt hàng nhạy cảm, có ảnh hưởng đến an sinh xã hội như điện, xăng dầu, thì việc điều hành giá phải linh hoạt, theo thời điểm, liều lượng hợp lý để đảm bảo thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và an sinh xã hội; cần rà soát, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá và công khai, minh bạch giá, phương pháp, thông số, dữ liệu tính toán giá đối với những mặt hàng Nhà nước độc quyền, những mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng dầu, sắt thép, dịch vụ cảng biển, giá lương thực, thuốc, sữa, học phí viện phí…
Cục Quản lý giá chủ động nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và điều hành giá của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là những quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc… để tham mưu cho Bộ; đồng thời rà soát biên chế, tổ chức tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ để đáp ứng được yêu cầu: Bám sát doanh nghiệp, nắm chắc vấn đề, thông tin, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách và công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.
Bộ trưởng yêu cầu Cục quản lý giá bám sát chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Tài chính đã ban hành để thực hiện, trong đó lưu ý tập trung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá của Nhà nước; chủ động có hướng dẫn các địa phương, sử dụng tất cả các biện pháp, công cụ hiện có và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện.
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu sẽ chỉ đạo tổ chức một số đoàn kiểm tra về giá tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… kết quả kiểm tra, thanh tra phải được công bố công khai để giám sát.
Về vấn đề điều hành giá xăng dầu, điện, Cục Quản lý giá sẽ nghiên cứu, hoàn chỉnh các phương án, kịch bản điều hành giá các mặt hàng này. Trong các phương án về điều hành giá phải nêu rõ nguồn số liệu được sử dụng để tính toán, Cục Quản lý giá thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.
Đối với giá điện, khi tính toán giá điện, ngoài những yếu tố làm tăng giá thì phải lưu ý tính cả đến những yếu tố làm giảm giá như: hao phí điện năng; kiểm soát chi phí của các đơn vị bán điện cho EVN; tiết giảm giá thành, vật tư thu hồi trong quá trình sản xuất và thanh lý tài sản của ngành điện; doanh thu cho thuê cột điện; nhượng bán, thanh lý tài sản, vật tư ngành điện; chi phí nhân công; phương pháp phân bổ chênh lệch tỷ giá.
Cục Quản lý giá chủ trì nghiên cứu, đề xuất việc thanh tra các doanh nghiệp bán điện cho EVN để làm rõ các yếu tố chi phí khi đàm phán mua điện giá cao./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Từ năm 2001 đến nay, tỉnh ta đã có 12.432 lao động đi làm việc có kỳ hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Thời kỳ cao điểm (2003-2007), mỗi năm có khoảng 2.000 lao động đi làm việc chủ yếu ở các thị trường truyền thống (Malaysia, Quata, Đài Loan) và một số thị trường có thu nhập cao (Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước châu Âu). Người lao động chuyển về bình quân 200 tỷ đồng /năm. Đặc biệt khi hoàn thành hợp đồng trở về có vốn, họ học hỏi được tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, chuyên môn kỹ thuật, kiến thức ngoại ngữ nhất định.
Trong 2 ngày (18, 19-8), tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị Choang Quảng Tây (miền Nam Trung Quốc) đã diễn ra Diễn đàn hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng lần thứ 6, chủ đề "Tiến triển của Khu vực tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc và Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng", với sự tham dự của gần 400 đại biểu của Trung Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng dẫn đầu.
Một lần nữa giá vàng ngày 19-8 làm không ít người phải thót tim: có thời điểm tăng đến 47,4 triệu đồng/lượng, thậm chí có tiệm vàng đẩy lên 47,5 triệu đồng/lượng.
Ngày 19-8, tại Hà Nội, Bộ Công thương phối hợp với một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu bông của các nước khu vực Đông và Nam Phi tổ chức cuộc gặp với DN dệt may Việt Nam nhằm kết nối giao dịch thương mại giữa hai bên trong thời gian tới.
(HBĐT) - Ngày 19/8, Sở Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình đã công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2025. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Mảnh đất Lương Sơn Anh hùng đang có những bước tiến dài trong sự nghiệp đổi mới. Mấy năm nay, kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất tỉnh, khoảng 17%/năm. Đến thời điểm năm 2010, cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 43,1%; dịch vụ chiếm 31%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17, 1 triệu đồng. DN, các loại hình kinh tế phát triển mạnh. Thu NSNN đạt 90 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 7% (theo tiêu chí cũ). Những kết quả trên thể hiện sự cố gắng cao độ của Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện.