Xuất khẩu của VN tăng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Giang Huy

Xuất khẩu của VN tăng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Giang Huy

Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng hơn và sự tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện cho VN tận dụng hiệu quả lợi thế vốn có là nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên... bước đầu đã có tích cực trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các DN vẫn còn thấp.

Xuất khẩu tăng, nhưng tiềm ẩn rủi ro

Theo ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - thì hai nhân tố quan trọng dẫn đến kết quả xuất khẩu tăng trưởng là do mức tăng tưởng thương mại toàn cầu và tự do hóa, cải thiện khả năng cạnh tranh.  Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế càng cao thì lợi ích từ hội nhập thu được càng lớn, nhất là khi kết hợp thực hiện các cam kết hội nhập với đẩy nhanh cải cách trong nước. Tuy nhiên, hội nhập chỉ là điều kiện cần, nếu thiếu chuẩn bị, cải cách trong nước, phần lớn lợi ích lại về tay các đối tác thương mại. VN dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc (giá, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính) từ bên ngoài; rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô có thế tăng và vẫn có nguy cơ rơi vào “bẫy chi phí lao động thấp và tự do hóa thương mại”. Cùng với quá trình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đi kèm với chuyển dịch kinh tế, nhưng cơ cấu lao động chuyển dịch chậm hơn.

Trong những năm qua, việc xuất khẩu đều tăng mạnh tại các thị trường trong đó có Trung Quốc và Châu Âu là ấn tượng mạnh mẽ. Mỹ nhanh chóng trở thành điểm tiếp nhận lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của VN, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn rất nhiều so với các thị trường khác, tăng trung bình 48,5% giai đoạn 2000 – 2006 và khoảng 13,3% trong những năm 2006 – 2009, hàng tiêu dùng có giá trị và tỉ trọng lớn nhất.

Ở cấp độ tổng thể, xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh giai đoạn 2007-2010 tăng trung bình 15,8%/năm, năm 2010 đạt 72,2 tỉ USD. Xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng so với GDP, tỉ lệ này đạt tới 70,7% vào năm 2010. Trong giai đoạn 2001-2009, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào việc sử dụng nhiều vốn, có tỉ lệ đóng góp trung bình 58,2%, trong đó sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp trung bình 23,3%. Nhập khẩu các nhóm hàng xăng dầu và hàng hóa cũng có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2008 và giảm năm 2009. Tốc độ tăng tưởng nhập khẩu của nhóm hàng xăng dầu trung bình đạt 20,6%. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình của nhóm hàng hóa vốn lại tăng dần từ 15,4%/năm trong 2000 – 2006 lên 28,3%/năm  trong 2006 – 2009.

Nhập siêu chưa có dấu hiệu giảm

Việt Nam tiếp tục chịu nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc, tiếp đó là ASEAN. Gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc cũng do các nhóm hàng trung gian và hàng hóa vốn. Điều này xuất phát từ việc thực hiện các công trình tổng thầu của Trung Quốc tại VN. Bên cạnh đó, gia tăng nhập siêu hàng trung gian cũng phản ánh nhu cầu/ cách làm ăn xổi của một số DN Việt trong chế biến giản đơn tạo sản phẩm tiêu thụ trong nước và tham gia ở phần giá trị gia tăng thấp. Thách thức đối với DN VN là dần tạo lợi thế cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng  trong chuỗi giá trị hàng xuất khẩu và trên thị trường trong nước. Dự báo rằng tăng tưởng nhập khẩu vẫn có thể duy trì trong nhiều năm. 

Theo TS Võ Trí Thành – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:  “Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, nền kinh tế nước ta dễ bị tổn thương hơn trước, những cú sốc từ bên ngoài. Thâm hụt thương mại có thể dãn rộng. Mở cửa và hội nhập là đi kèm với những rủi ro, khả năng tái nghèo cao”. Dẫn đến việc đầu tư nhà nước kém hiệu quả, thất thoát lớn. Lan tỏa và chuyển giao công nghệ của FDI rất hạn chế. Nhu cầu gia tăng đồng tiền “dễ dãi” đã khuyến khích “đầu cơ” đất đai. Tạo nguy cơ đẩy Việt Nam vào kinh tế bong bóng.

Mục tiêu của chính sách tự do thương mại là gắn tiếp cận thị trường với thuận lợi hóa thương mại. Do vậy, theo ông Võ Trí Thành, Bộ Công Thương cần họp với các hiệp hội ngành hàng, các DN xuất khẩu từng mặt hàng để thảo luận các giải pháp mở rộng đầu tư nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong số các mặt hàng có tốc độ tăng xuất khẩu cao, Chính phủ cần chỉ đạo Tổng cục Hải quan chi tiết hóa danh mục để có phương hướng và giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Để hạn chế nhập siêu, phải rà soát thuế theo cam kết sử dụng linh hoạt. Đánh giá việc cấp quyền phân phối hàng hóa tại VN cho các DN FDI và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý, hữu hiệu tình trạng các doanh nghiệp chuyển từ hoạt động sản xuất sang chuyên doanh nhập khẩu phân phối sản phẩm.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xóm Dè 2, xã Bắc Phong (Cao Phong) chuyển đổi diện tích bưa bãi sang trồng mía tím.

Cải cách ngân hàng nhỏ

Sẽ tái cấp vốn đủ mức cần thiết cho các ngân hàng nhỏ và vốn cấp có thể tính vào vốn góp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHNN có thể trở thành cổ đông lớn nắm quyền điều khiển các NH nhỏ bằng các biện pháp kinh tế - đó là những giải pháp mà NHNN có thể đưa ra trong cuộc họp vào ngày 7.9 tới về giảm lãi suất với sự tham gia của tất cả các tổ chức tín dụng.

Quý II, thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực

Theo báo cáo theo dõi trái phiếu Châu Á mới nhất của NH Phát triển Châu Á (ADB), các nền kinh tế Đông Á mới nổi đã có dư nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ đạt 5,5 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 6 năm nay, tăng 2,4% so với cuối tháng 3, và tăng 7,7% so với cuối tháng 6.2010.

Khơi thông dòng vốn

Các ngân hàng (NH) đang ráo riết chuẩn bị giảm lãi suất cho vay sau khi NH Nhà nước ban hành thông tư 22, hủy bỏ quy định về tỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, khiến thanh khoản của NH trở nên dồi dào hơn.

Nhịp sống mới ở Mường Thàng

(HBĐT) - Những ngày tháng 8 trên vùng đất Mường Thàng, từ trung tâm thị trấn huyện đến các xã vùng cao, lòng hồ như Độc Lập, Yên Thượng, Bình Thanh, Thung Nai khắp nơi đều rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu. Người người, nhà nhà rộn ràng, náo nức tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao đón Tết Độc lập.

Đấu nối đường Trương Hán Siêu với đường Thịnh Lang

(HBĐT) - Trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông TP Hòa Bình điểm đầu đường Thịnh Lang sẽ liên thông với đường Trương Hán Siêu tại khu vực hết cầu Hòa Bình (Chợ Tân Thịnh), giao nhau giữa các đường Lê Thánh Tông, Thịnh Lang, Trương Hán Siêu.

Lương Sơn khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển

(HBĐT) - Lương Sơn - huyện cửa ngõ của tỉnh đang kịp thời nắm bắt những cơ hội mới, tạo ra sự bứt phá trong diện mạo. Kinh tế đang trên đà dịch chuyển mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn không ngừng khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục