Sản xuất nhôm thanh định hình tại Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng.

Sản xuất nhôm thanh định hình tại Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng.

Nguồn vốn vay hạn hẹp, lãi suất cao, sản phẩm ế ẩm, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao... là nguyên nhân khiến các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gặp nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng, có doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.

 

Ðã nhiều tháng nay, Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng phải cắt bớt nhân công, giảm giờ làm, thắt chặt chi tiêu để ổn định sản xuất. Là một doanh nghiệp lớn, chuyên sản xuất nhôm thanh định hình, những năm trước, công ty lúc nào cũng có khoảng 500 công nhân làm việc ba ca/ngày. Năm 2010, thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng nhưng hiện nay, chỉ còn 400 công nhân làm việc với mức thu nhập 2,8 triệu đồng/người/tháng. Chị Trần Thị Thu cho biết, tôi làm việc ở đây được gần mười năm nhưng chưa khi nào thấy khó khăn như hiện nay. Trước đây hai vợ chồng làm cùng công ty, mỗi tháng thu nhập cả hai vợ chồng được gần tám triệu đồng. Với số tiền này, gia đình gồm bốn người chi tiêu khá thoải mái còn tích cóp được một ít. Nay thu nhập của hai vợ chồng chỉ còn hơn năm triệu đồng, trong khi điện, nước, thực phẩm tăng chóng mặt khiến cuộc sống của gia đình gặp không ít khó khăn. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng Nguyễn Minh Kế cho biết, nguyên nhân chính vẫn là lãi suất, lạm phát cao, tỷ giá ngoại tệ  không ổn định dẫn đến sức tiêu thụ của sản phẩm bị thu hẹp. Hiện nay, với lãi suất vay 23%/năm, bình quân một tháng công ty phải trả lãi ngân hàng khoảng sáu tỷ đồng, do đó, sản lượng của công ty đã giảm 30%; doanh thu giảm 35% so với năm trước, hàng tồn kho khoảng 1.000 tấn. Mặc dù khó khăn, nhưng công ty vẫn tìm mọi cách để khắc phục và bảo đảm việc làm cho người lao động.

Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các đơn vị xây dựng cũng gặp không ít khó khăn vì các địa phương đều tập trung kiềm chế lạm phát, cắt giảm chi tiêu, hạn chế khởi công xây dựng các công trình theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Tại công ty cổ phần xi-măng Vĩnh Phú từ đầu năm nay, do các công trình xây dựng tạm dừng dẫn đến thị trường tiêu thụ xi-măng chậm. Trong khi đó, công ty lại khó tiếp cận được nguồn vốn, nhất là vốn dài hạn cộng với giá nguyên vật liệu đầu vào như than, điện, thạch cao tăng khoảng 18% khiến công ty gặp không ít khó khăn. Hiện nay, sản lượng giảm gần 23%, doanh thu giảm 15,5%, thu nhập của người lao động giảm 15% so với cùng kỳ. Ðể từng bước khắc phục khó khăn, công ty đã đề ra một số giải pháp như điều chỉnh quy mô lao động, cắt giảm nhân công, không làm thêm ca, thêm giờ; mở rộng thị trường tiêu thụ, không để tồn đọng vốn, thắt chặt chi tiêu. Tập trung mọi nguồn lực để sớm đưa dự án nhà máy xi-măng lò quay vào hoạt động, khi dự án này hoạt động sẽ tiết kiệm 45% nguyên liệu đầu vào. Công ty cổ phần LICOGI 14 là đơn vị chuyên thi công các công trình xây dựng dân dụng nhiều tháng nay cũng gặp không ít khó khăn. Hiện nay, công ty đang thi công một số công trình trọng điểm như thủy điện Bắc Hà (Lào Cai); nhà ở sinh viên và khu đô thị tại phường Minh Phương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) và một số tuyến giao thông khác. Theo ông Phạm Gia Lý, Tổng Giám đốc Công ty, hầu hết các công trình đều chậm tiến độ, thậm chí có công trình thi công cầm chừng để giữ chân lao động. Nếu tình trạng này kéo dài thì doanh nghiệp càng lỗ, hiệu quả đầu tư không cao. Hiện nay, công ty đang tập trung thực hiện một số giải pháp như tiết kiệm tối đa chi tiêu, đồng thời khai thác các thiết bị sẵn có phục vụ thi công các công trình; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất trong nước để tiêu thụ sản phẩm; sử dụng linh hoạt các nguồn vốn và tập trung thi công các công trình có nguồn vốn từ 50% đến 70%.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Phú Thọ, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng bốn nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã duy trì sản xuất, giải quyết việc làm, bảo đảm an ninh xã hội và đóng góp tích cực phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước thực trạng không đủ vốn sản xuất, kinh doanh. Nếu có sản xuất cũng không bù đắp được lãi suất vay ngân hàng, vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng, thậm chí phải ngừng sản xuất. Trong khi đó, một số công trình dự án đã triển khai từ những năm trước nay do thắt chặt tài chính, vật tư, nhân công tăng cao khiến nhiều công trình chậm tiến độ, gây lãng phí, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Phú Thọ Vũ Văn Viết cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Nếu tình trạng này kéo dài thì các doanh nghiệp phá sản là chuyện một sớm một chiều. Trước khó khăn trên cũng đã có nhiều doanh nghiệp có sáng kiến để bảo đảm sản xuất, Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp như giảm lãi suất, ổn định thị trường, ưu tiên doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Ðể góp phần tháo gỡ cho các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) tỉnh Phú Thọ đã thực hiện một số chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là việc làm trước mắt còn về lâu dài các doanh nghiệp cần tìm cách tự cứu mình bằng các biện pháp như thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu đầu vào, thu hồi nợ đọng, chống thất thoát, cắt giảm chi thường xuyên.

 

                                         Theo NhaDan

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục