Giao thông trên đường 12B, đoạn qua xã Hạ Bì (Kim Bôi) gặp khó khăn. ảnh: Lê Chung
(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng đường 12B được khởi công ngày 13/9/2010 có tổng chiều dài 29,3 km. Điểm đầu tại km 18 (xã Đông Bắc - Kim Bôi), điểm cuối là km 74 + 300 (Ba Hàng Đồi -Thanh Nông - Lạc Thủy), do BQL các dự án công trình giao thông (Sở GT-VT) đại diện chủ đầu tư.
Quy mô xây dựng của tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, tốc độ thiết kế 40 km/h, trọng tải thiết kế H30; XB 89, chiều rộng nền đường 7,5 m, chiều rộng mặt đường 6,5 m (bao gồm cả gia cố nền mỗi bên 0,5m), lề đường không gia cố là 2 x 0,5m. Riêng đoạn qua thị trấn Bo (Kim Bôi), từ km 24 đến km 27 theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt được thiết kế theo quy mô đường phố gom, tiêu chuẩn TCVN 104 - 2007, tốc độ thiết kế 40 km/h, chiều rộng nền đường 21 m, chiều rộng mặt đường 12m, hè đường lát gạch Block, xây dựng hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng và an toàn giao thông, vạch, sơn, biển báo. Giai đoạn I, tim tuyến theo quy hoạch có bề mặt 9 m, nền đường theo hiện trạng, rãnh dọc có nắp đậy bằng tấm đan BTCT chịu lực.
Theo Quyết định phê duyệt của Bộ GT-VT, dự án có tổng mức đầu tư 202.820.536.000 đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 151.802.033.000 đồng gồm: 114.109.710.000 đồng chi phí xây dựng; 1.565.129.000 đồng chi phí quản lý dự án; 5.636.993.000 đồng chi phí tư vấn đầu tư; 2.131.386.000 đồng chi phí khác; 13.903.373.000 chi phí đền bù GPMT (tạm tính) và 13.734.659.000 đồng dự phòng.
Kế hoạch đấu thầu Dự án đã được Bộ GT-VT phê duyệt, gồm một gói thầu xây dựng do liên danh Công ty CP Đầu tư năng lượng - xây dựng - thương mại Hoàng Sơn và Công ty 17- Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn trúng thầu là 115.236.139.000 đồng, thời gian thực hiện hợp đồng trong 24 tháng.
Do tuyến đường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, lưu thông và đời sống nên Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đường 12B được khởi thực sự là niềm vui lớn của nhân dân huyện Kim Bôi và xã Thanh Nông (Lạc Thủy). 1.414 hộ dân ở 9 xã, thị trấn bị ảnh hưởng đã nhiệt tình ủng hộ triển khai dự án. Mặc dù chưa có quyết định phê duyệt phương án đền bù nhưng các hộ dân đã tự nguyện bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công với tổng chiều dài trên 26 km. Ngay sau khi nhận mặt bằng, các nhà thầu đã tập trung lực lượng, phương tiện để triển khai thi công. Đến nay, toàn bộ hệ thống cống ngang và nền đường của hơn 26 km trên toàn tuyến đã thi công xong phần nền gồm 1 lớp đất K9 dày 30cm, một lớp đá răm dày 25 cm với khối lượng nghiệm thu trị giá trên 22 tỷ đồng, vượt kinh phí tạm ứng 2 tỷ đồng. Công tác đảm bảo giao thông trên toàn tuyến cơ bản đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do Bộ GT-VT vừa có quyết định đình hoãn theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ nên đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công, chất lượng công trình, tư tưởng của người dân cùng hoạt động lưu thông của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đại diện đơn vị thi công cho biết: Sau khi hoàn thành phần rải, lu lèn lớp đá răm nước thì công trình bị đình hoãn, nếu có kinh phí kịp thời trên 26 km sẽ được giải Bays và thảm aphal, phần mặt đường cơ bản hoàn thành. Sau khi bị đình hoãn, hàng ngày, các loại phương tiện vẫn đi qua tuyến, trong đó có nhiều ô tô trọng tải lớn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Trước mắt, chúng tôi tiến hành rải một lớp Bays dày 5cm để bảo vệ công trình nhưng nếu việc đình hoãn kéo dài, biện pháp này cũng không hiệu quả. Vì vậy, chưa thể tính hết mức độ thiệt hại.
Như vậy, từ việc đình hoãn công trình không chỉ gây khốn đốn cho nhà thầu mà nguy cơ Nhà nước mất trắng tiền tỷ đang hiện hữu vì đợi đến khi có kinh phí sẽ có nhiều đoạn phải xáo xới, bù phụ đảm bảo độ dày, độ nén, thậm chí những chỗ bị hư hỏng nặng phải đào lên san và lu lèn lại. Bên cạnh đó, dự án bị đình hoãn, việc thi công dở dang khiến công tác đảm bảo giao thông rất khó khăn. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông rất bức xúc vì khi trời nắng rất bụi và mưa xuống nhiều đoạn lầy trơn rất dễ xảy ra tai nạn.
Từ thực trạng trên, dư luận mong muốn các cấp, ngành có thẩm quyền sớm kiến nghị với Chính phủ, Bộ GT-VT cấp kinh phí để tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH và đời sống dân sinh trên địa bàn.
Đức Phượng
(HBĐT) - Nhân dịp Trung thu, từ ngày 7 – 12/ 9, siêu thị điện máy Elecvina đã triển khai chương trình khuyến mại “Trung thu vàng rộn ràng quà tặng”. Theo đó, khách hàng đến mua bất kỳ sản phẩm thuộc 6 ngành hàng như: điện tử, điện lạnh, viễn thông, kỹ thuật số, đồ gia dụng, tin học – máy văn phòng … tại Elecvina đều được nhận tặng quà bằng bánh Trung thu chất lượng cao, trị giá 200.000 đồng.
(HBĐT) - Trong tháng 8 vừa qua, các siêu thị trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã đồng loạt triển khai các chương trình khuyến mại tập chung chủ yếu vào mặt hàng điện máy và đồ gia dụng. Đây được cho là lần đầu tiên các siêu thị triển khai giảm giá nhiều mặt hàng, điều đó đã thu hút được khá nhiều khách hàng đến các siêu thị.
Từ ngày 1.10.2011, mức lương tối thiểu của vùng 1 sẽ tăng lên là 2.000.000đ/tháng. Mức tăng trên đã có tác động rất lớn và cải thiện thu nhập của đa phần người lao động (NLĐ), song lại đòi hỏi các DN phải tìm nguồn tài chính để đáp ứng yêu cầu này. Ngay từ bây giờ, các DN đang phải tìm cách vượt khó.
"Một doanh nghiệp da giày có thương hiệu mấy chục năm trên thị trường đang nhờ chúng tôi tìm người mua lại nhà cửa, trụ sở của họ. Công ty đang muốn bán một phần tài sản để trả nợ ngân hàng, chứ không muốn phá sản"- ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, kể.
Quyết tâm hạ nhiệt lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục khẳng định bằng chỉ thị sẽ đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, điều hành ngân hàng để xảy ra việc huy động vượt trần lãi suất.
Dù có nhiều chính sách ưu đãi song thực tế nhiều ngân hàng (NH) lại không mặn mà cho vay nông nghiệp do đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro như thiên tai, thời tiết, giá trị khoản vay lại rất thấp.