Đáng lẽ việc hạn chế phương tiện cá nhân, song song với phát triển phương tiện công cộng đã phải được làm từ nhiều năm trước thì hiện tại người dân Hà Nội và TPHCM không phải sống chung với ùn tắc giao thông như hiện nay. Vì vậy một việc làm khôn ngoan dù muộn vẫn phải nên làm ngay. Đừng để cái khó bó cái khôn.

Sống chung với tắc đường

Đây là thực trạng hiện nay của người dân hai đô thị lớn Hà Nội và TPHCM. Hiếm tìm ra những ngày đường không ùn tắc. Kéo theo nạn ùn tắc là sự lãng phí xã hội đã tới mức báo động. Lượng xăng dầu tiêu thụ tăng mạnh, ô nhiễm môi trường báo động... Trước thực trạng này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm môtô, xe gắn máy tại các đô thị lớn. Có thể nói đây là một quyết sách đúng đắn dù rằng tương đối muộn. Song muộn vẫn còn hơn không.

Hạn chế xe máy là một việc làm khó vì là phương tiện gắn bó với người dân.     Ảnh: B.L
Hạn chế xe máy là một việc làm khó vì là phương tiện gắn bó với người dân. Ảnh: B.L

Ông Trần Ngọc Thành - Vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT - cho rằng, nếu hạn chế các phương tiện cá nhân thì lập tức phải có phương tiện công cộng thay thế. Và muốn thực hiện được điều này phải có khảo sát cụ thể chi tiết và đưa ra được những phương pháp giải quyết tận gốc vấn đề. Hiện Vụ Vận tải Bộ GTVT đang nghiên cứu xây dựng phương án chung. Tuy nhiên, những quy định cụ thể  thì các địa phương phải khảo sát lên kế hoạch và cần có lộ trình cũng như tính khả thi cao mới không rơi vào vết xe đổ như những lần cấm đăng ký xe máy trước đây.

Cần có lộ trình 

Trong buổi làm việc với Bộ GTVT mới đây, UBND TP.Hà Nội cũng đề cập đến vấn đề này. Ông Lê Mạnh Hùng - Thứ trưởng Bộ GTVT - cho rằng, ngoài cơ chế chính sách, cần lộ trình 5-10 năm để hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội. Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, không thể lặp lại việc cấm đăng ký phương tiện cá nhân như trước đây mà nên ban hành những quy định gây khó khăn cho phương tiện hoạt động. Có thể ban đầu chỉ hạn chế đối với một số khu vực nội thành vào giờ cao điểm. Ví dụ như có thể cấm xe máy hoạt động trong giờ cao điểm: Sáng từ 6h - 8h30; trưa từ 11h - 13h; chiều từ 16h - 18h30 và thay thế bằng  phương tiện xe bus,  xe đạp... Tăng cường phương tiện công cộng với những điều kiện thuận tiện để người dân tự làm bài toán kinh tế và lựa chọn. 

Tuy nhiên, một số chuyên gia  cho rằng: Đây là vấn đề nhạy cảm và tác động mạnh đến xã hội. Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT - cho rằng: Xe máy là phương tiện thích hợp nhất với người dân lúc này về sự tiện lợi và chi phí, thậm chí. Mặt khác thủ đô có nhiều phố nhỏ, ngõ nhỏ nên phương tiện giao thông tương thích là xe máy.  Trong khi đó, quy hoạch thủ đô cũng chưa dứt khoát chọn  phương tiện vận tải công cộng chủ yếu sẽ là tàu điện ngầm hay ôtô?  Vì thế cần đặt vấn đề quy hoạch giao thông công cộng luôn tại các làng nội đô, chỉnh trang phố cũ, xóa ngõ nhỏ trong phát triển hạ tầng giao thông để loại trừ lý do còn tồn tại xe máy, thay vào đó là phương tiện vận tải công cộng.

Kết luận về vấn đề này, đại diện UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh: Việc hạn chế phương tiện cá  nhân ở các đô thị là một vấn đề rất khó trong bối cảnh hạ tầng yếu, thiếu như hiện nay cũng với thói quen giao thông bằng xe cá nhân đã ăn sâu trong đại bộ phận dân chúng. Song không thể để cái khó bó cái khôn. Đã đến lúc Sở GTVT phải chủ trì, đẩy nhanh việc xây dựng đề án hạn chế, kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân. Đồng thời, nên đưa ra bàn thảo để lấy ý kiến đóng góp của dư luận giúp đề án mang tính khả thi cao nhất.

 

                                                                 Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các hộ kinh doanh tại chợ Đồn di chuyển về chợ tạm tại xóm Mỏ, xã Tân Vinh đã giải quyết tốt tình trạng lấn đường họp chợ, mất ATGT, mỹ quan đô thị.
Sản xuất nhôm thanh định hình tại Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng.
Không có hình ảnh

Thêm 1 nhà máy thuỷ điện hoà lưới điện quốc gia

Công ty Điện lực Đắk Lắk cho biết, sau một thời gian chạy không tải, nhà máy thuỷ điện Ea Đrăng 2 nằm trên địa bàn xã Ea Wi (huyện Ea H’Leo) đã chính thức đi vào hoạt động hoà với lưới điện quốc gia.

Vẽ bản đồ phân phối hàng Việt

Doanh nghiệp chỉ cần nhấp chuột vào bản đồ sẽ nhận được đầy đủ thông tin của từng địa phương Bản đồ phân phối là công cụ hiệu quả, chuyên nghiệp được nhiều nước trên thế giới sử dụng từ khá lâu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp (DN) trong nước thì còn quá mới mẻ.

Cao Phong phát triển mạng lưới giao thông nông thôn

(HBĐT) - Từ chỗ chỉ có 3 xã thực hiện, đến nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Phong đã triển khai đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn.

Khai trương đại lý xe máy Yamaha 3S Anh Phong

(HBĐT) - Ngày 9/9, Công ty TNHH Anh Phong tổ chức lễ khánh thành và khai trương đại lý xe máy Yamaha 3S tại tổ 2, phường Hữu Nghĩ, TPHB. Tới dự có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND TPHB; lãnh đạo Công ty YAMAHA Việt Nam; Đại diện hội Doanh nghiệp tỉnh..

Hội chợ Thương mại quốc tế Hòa Bình năm 2011 diễn ra từ ngày 16-22/9

(HBĐT) - Chiều ngày 9/9, tại Trung tâm Thương mại APPLAZA, Ban tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế Hòa Bình 2011 đã tổ chức họp báo giới thiệu về nội dung, kế hoạch tổ chức hội chợ thương mại quốc tế Hòa Bình năm 2011 diễn ra từ ngày 16 – 22/9 tại Trung tâm khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo (thành phố Hòa Bình). Tham dự có các thành viên Ban tổ chức hội chợ, các doanh nghiệp tham gia hội chợ, doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh, các cơ quan báo, đài của Trung ương và địa phương.

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 ước đạt 326,7 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, trong tháng 8, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 326,7 tỷ đồng, tăng 1,73% so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng ước đạt 2.408,44 tỷ đồng, tăng 28,2% so với cùng kỳ, đạt 66,9% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục