Bức tranh tài chính của khối doanh nghiệp nhà nước là các tập đoàn, TCty, ngân hàng trong 8 tháng đầu năm nay, theo đánh giá của Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương là khá khó khăn trong bối cảnh tín dụng bị thắt chặt, đầu tư không đạt kỳ vọng.

Điều đáng nói là đã có nhiều doanh nghiệp rơi vào thua lỗ, nếu không có giải pháp vực dậy sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn, rơi vào khủng hoảng nợ. Và, dù thua lỗ, không có khả năng thu xếp vốn để đầu tư các công trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, nhưng nhiều tập đoàn, TCty nhà nước vẫn còn găm giữ vốn đầu tư ra ngoài ngành, dẫn đến việc đầu tư phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp.

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào chứng khoán - lĩnh vực đầy rủi ro. Ảnh: Giang Huy
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào chứng khoán - lĩnh vực đầy rủi ro. Ảnh: Giang Huy

Các “ông lớn” đều nếm mùi thua lỗ

Báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương nhận định: Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các tập đoàn, TCty nhà nước đều thực hiện nghiêm túc việc rà soát, cắt giảm các dự án đầu tư. Trong năm 2011, khối DN này đã chủ động cắt giảm, dãn tiến độ thực hiện tổng cộng 633 công trình, dự án chưa cần thiết, kém hiệu quả, điều chuyển vốn với tổng trị giá 49.942 tỉ đồng, chiếm hơn 50% tổng trị giá cắt giảm đầu tư của cả nước. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến giá trị đầu tư của các DN đều thấp hơn so với kế hoạch đã góp phần làm giảm tổng cầu vốn của nền kinh tế.

Hầu hết các DN, theo đánh giá, đều gặp khó khăn lớn về nguồn vốn huy động cho đầu tư. Nhiều nguồn vốn bố trí để thực hiện các dự án trọng điểm cũng khó thu xếp, chậm tiến độ thi công. Giá trị đầu tư bình quân chỉ đạt từ 60-70% kế hoạch. Tính đến hết 8 tháng năm 2011, EVN thực hiện khối lượng vốn đầu tư 37.811 tỉ đồng, chỉ bằng 54,1% kế hoạch, trong đó giá trị giải ngân đạt 31.094 tỉ đồng, bằng 44,5% KH. Các TCty có mức đầu tư đạt thấp là TCty Hàng không (39%), TCty Ximăng (49%), TCty Sông Đà (59%)...

Ngoài ra, những khó khăn nội tại và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số DN thấp, thậm chí bị thua lỗ. Điển hình là Tập đoàn CN Tàu thủy VN (Vinashin), chậm tái cơ cấu, sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra. Đến nay, tập đoàn này còn khoản lỗ lên tới 3.092 tỉ đồng. Một số đơn vị thành viên Vinashin hiện chưa có khả năng trả nợ lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tập đoàn Điện lực VN lũy kế lỗ đến ngày 30.6.2011 là 31.565 tỉ đồng. Trong đó, riêng năm 2010, EVN do phải phát các nguồn điện chạy dầu giá thành cao, đầu tư tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn mà khoản lỗ lên tới 23.647 tỉ đồng. 6 tháng đầu năm 2011, DN này lỗ tiếp gần 8.000 tỉ đồng nữa.

TCty Hàng hải VN (Vinalines) 6 tháng đầu năm cũng có mức lỗ khiêm tốn 660 tỉ đồng, chưa kể khoản nợ nhận từ Vinashin chuyển sang là 16.000 tỉ. Tiếp đến, TCty Xăng dầu VN (Petrolimex), số liệu đến hết 7 tháng đầu năm, cũng ghi nhận khoản lỗ 1.449 tỉ đồng. Còn Tập đoàn Sông Đà thiếu vốn do chủ đầu tư chậm thanh toán theo hợp đồng đến mức nợ lên đến trên 5.500 tỉ đồng. Nhiều DN thuộc các lĩnh vực vận tải, xây dựng, ximăng, sắt thép hiện đang có tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt thấp, dưới mức 5%. Đã xuất hiện nợ xấu của các ngân hàng thương mại lớn tăng cao như Vietcombank tỉ lệ nợ xấu tới 3,47%, NH NNPTNT nợ xấu tới 6,67%... Tình hình đã ở mức báo động khiến Đảng ủy khối DN Trung ương cảnh báo: “Nếu không có các giải pháp tháo gỡ kịp thời, một số DN sẽ dần mất khả năng thanh toán, rơi vào khủng hoảng nợ”.

Không ít doanh nghiệp, dù không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, vẫn đổ lượng vốn không nhỏ đầu tư chứng khoán. Ảnh: Kỳ Anh
Không ít doanh nghiệp, dù không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, vẫn đổ lượng vốn không nhỏ đầu tư chứng khoán. Ảnh: Kỳ Anh

Tràn lan đầu tư ngoài ngành

Cũng trong báo cáo của Đảng ủy khối DNTƯ, dù hiện thua lỗ, không có khả năng thu xếp vốn để đầu tư các công trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, nhưng nhiều tập đoàn, TCty nhà nước vẫn còn găm giữ vốn đầu tư ra ngoài ngành, dẫn đến việc đầu tư phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp. Thống kê trong số 21 trên tổng số 31 DN, ngân hàng có đầu tư ra ngoài ngành cho thấy, các đơn vị đã dành tới 22.590 tỉ đồng để đầu tư ra ngoài ngành nghề chính. Có 6 DN đầu tư trên 1.000 tỉ đồng. Trong số này, nhiều nhất là Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), dù đã có chủ trương thoái vốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực ngoài ngành, nhưng đến nay, tập đoàn vẫn còn tới 6.690 tỉ đồng, chiếm 3,76% vốn điều lệ đầu tư vào các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... Tập đoàn CN Caosu VN đứng vị trí thứ 2 với khoản đầu tư ra bên ngoài khoảng 3.700 tỉ đồng, chiếm 19,8% vốn điều lệ. EVN hiện có khoản lỗ khổng lồ lớn nhất trong số các tập đoàn, TCty nhà nước (11.669 tỉ đồng), nhưng cũng chưa kịp thoái vốn ở các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành mà DN này đã đầu tư trước đó như ngân hàng, bất động sản, kinh doanh khách sạn... Hiện vốn đầu tư ngoài ngành của EVN là 2.100 tỉ đồng, chiếm 2,8% vốn điều lệ.

Báo cáo cũng chỉ ra 13 DN đầu tư nhiều nhất vào các lĩnh vực được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ mất an toàn vốn là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với số vốn lên tới hơn 10.700 tỉ đồng; 13 DN khác đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán với tổng số vốn là 1.300 tỉ đồng. 8 doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản, khu công nghiệp xây lắp với tổng vốn hơn 3.754 tỉ đồng; 8 DN đầu tư vào BĐS, khu công nghiệp, xây lắp với tổng vốn hơn 3.754 tỉ đồng, riêng Tập đoàn Caosu đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng...

 

                                                                       Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Đông đảo người dân trong huyện Mai Châu đã đến thăm quan, mua sắm trong những ngày diễn ra phiên chợ hàng Việt tại xã Xăm Khòe.
Không có hình ảnh

Liên kết nhằm bình ổn giá

Ngày 13.9, Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị về tăng cường mối liên kết trong chuỗi cung ứng để góp phần bình ổn giá đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.

Làm gì để du lịch VN phát triển?

Lần đầu tiên 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN (CLMV) cùng bàn về việc hợp tác trở thành một điểm đến chung. Đây cũng là lúc để mổ xẻ những hạn chế của ngành du lịch nhằm tìm ra giải pháp khai thác hiệu quả các cơ hội phát triển mới.

Bộ Tài chính: Không nên điều chỉnh liên tục giá điện giữa các quý

Bộ Tài chính vừa có văn bản 12034 /BTC-CST gửi Bộ Công Thương trả lời về các kiến nghị liên quan đến thuế, phí và giá cả nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có lĩnh vực điện.

"Không nên tăng xuất khẩu da giày đột biến vào EU"

Bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, để xuất khẩu bền vững vào thị trường EU, doanh nghiệp da giày phải nắm được những quy định, diễn biến thị trường, tránh tăng trưởng đột biến khiến cho các nước EU hay nhất là những nước có ngành da giày phát triển thấy bất ổn.

Tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững

(HBĐT) - Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, trải qua 125 năm xây dựng và phát triển, TP Hòa Bình luôn phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đi đầu trong các phong trào đấu tranh chống xâm lược, xây dựng phát triển trong các giai đoạn, thời kỳ cách mạng.

Khơi thông vốn cho nhiều ngành

Việc giải phóng 15-20% tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng không chỉ tạo điều kiện cho chính các ngân hàng thực hiện định hướng giảm lãi suất cho vay ưu đãi, mà sức ép thắt chặt tín dụng đối với thị trường chứng khoán và BĐS cũng giảm đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục