Lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân sẽ đảm bảo tính ổn định của luật.

Lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân sẽ đảm bảo tính ổn định của luật.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân để trình Quốc hội vào năm 2012. Cốt lõi việc sửa đổi là điều chỉnh thu nhập khởi điểm chịu thuế, cách tính giảm trừ gia cảnh và thay đổi khung thuế…

 

Hành trình khó khăn của một đạo luật

Đây là đạo luật gặp nhiều "chướng ngại vật" cả trong quá trình soạn thảo, thông qua đến thi hành. Tất cả khúc mắc đều xuất phát từ vấn đề cốt lõi: mức tính thu nhập khởi điểm chịu thuế, khấu trừ gia cảnh, khung thuế… Với cách tính số tiền chịu thuế là cố định, Luật Thuế thu nhập cá nhân càng trở nên lạc hậu trong điều kiện thu nhập người dân tăng lên, chỉ số lạm phát cấp số cộng theo các năm.

Luật này xây dựng dựa trên cơ sở Pháp lệnh Thuế thu nhập cao, được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2007 nhưng phải mất gần hai năm sau mới có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2009). Quá trình soạn thảo luật tiến hành trong giai đoạn 2005-2006. Theo lập luận của các nhà làm luật khi đó, khởi điểm chịu thuế 4 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng/người được cho là phù hợp. Tại thời điểm xây dựng luật, mức lương tối thiểu Nhà nước quy định là 450.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân đầu người một năm 720 USD (năm 2006).

Một trường hợp hy hữu trong lịch sử luật pháp: luật vừa thông qua, chưa thi hành đã bị đề nghị hoãn và sửa luật. Nguyên do, năm 2008 lạm phát lên gần 23%, cùng với đó là tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu nên con số chịu thuế và khung thuế đã bị cho là lạc hậu ngay từ năm 2008 - khi luật vừa thông qua, chưa kịp thi hành.

Tới năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Tính từ thời điểm bắt tay xây dựng luật, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 54% còn nếu tính cả năm 2011, chỉ số tăng giá tiêu dùng mấy năm qua đã tăng khoảng 70%. Lương tối thiểu từ 450 nghìn đồng, nay đã lên 830 nghìn đồng, cao gần hai lần. Cùng với đó là việc Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp, bước sang ngưỡng nước có thu nhập trung bình thấp.

Những thông số trên cho thấy, càng kéo dài, Luật Thuế thu nhập cá nhân càng lạc hậu, xa rời thực tiễn. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/8 đến hết 31/12/2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân (9 triệu đồng/tháng).

Khởi điểm chịu thuế: 8 triệu hay 10 triệu đồng?

Nếu như thời điểm xây dựng luật năm 2005, 2006, mức khởi điểm chịu thuế 4 triệu đồng được cho là phù hợp, thì việc sửa đổi lần này (giai đoạn 2011, 2012), nhiều tính toán cho rằng cần nâng gấp 2-2,5 lần. Nếu tính sức mua đồng tiền, 4 triệu đồng của 6 năm trước tương ứng với 8 triệu đồng hiện tại. Điều này cũng tương ứng khi mức lương tối thiểu đã tăng gần gấp đôi và nếu năm 2012, lương tối thiểu lên 1 triệu 50 nghìn thì mức tăng là 2,3 lần. Như vậy, lấy mức khởi điểm chịu thuế từ 8 đến 10 triệu đồng là hợp lý. Mức giảm trừ người phụ thuộc cũng tăng từ 1,6 triệu đồng lên 3,2 đến 3,6 triệu đồng/người.

Khung thuế cao nhất hiện là 35%, áp dụng cho người có thu nhập từ 80 triệu đồng trở lên, đồng thời biểu thuế 7 khung lần lượt được điều chỉnh với mức tăng tương ứng.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh theo cách trên sẽ lặp lại "thông số cứng" và dễ dàng lạc hậu ngay sau khi có hiệu lực thi hành. Bởi nếu tính mức 8 hay 10 triệu để chịu thuế là căn cứ bình quân thu nhập của giai đoạn 2011, 2012. Để thông qua luật, Quốc hội phải cho ý kiến trong 1 đến 2 kỳ họp, như vậy nếu trình UBTV Quốc hội giữa năm sau thì phải kỳ họp cuối năm, Quốc hội mới cho ý kiến.

Theo lộ trình đó, phải đến năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân mới được thông qua và hiệu lực thi hành sớm nhất cũng từ 2014. Như vậy, căn cứ tính thu nhập chịu thuế phải ở giai đoạn thi hành (từ 2014) chứ không phải căn cứ thời điểm hiện tại (2011, 2012).

Khung thuế suất tính thuế thu nhập cá nhân hiện đã lạc hậu (khung này được xây dựng giai đoạn 2005, 2006).

Nên lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ tính thuế

Vậy, 3 năm tới, lương tối thiểu sẽ ở mức bao nhiêu, bình quân GDP đầu người đạt mức nào, tổng chỉ số tăng giá tiêu dùng so với hiện tại ra sao? Những câu hỏi đó có thể tạm tính được ở mức tương đối nhưng không phải bất biến. Nó có thể đúng vào năm 2014 nhưng lại lạc hậu năm 2015, 2016. Trong khi một đạo luật để có tính khả thi cao đòi hỏi sự ổn định, phù hợp thực tiễn. Không thể cứ sau một năm, khi lạm phát tăng, lương tối thiểu tăng, thu nhập bình quân GDP tăng lại đem luật ra sửa hay hoãn, tạm hoãn thi hành (như đã xảy ra mấy năm qua).

Vì vậy, chúng tôi tán thành quan điểm của nhiều chuyên gia tài chính: cần lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân hằng năm. Theo đó, giả sử mức khởi điểm chịu thuế là thu nhập hằng tháng bằng 8-10 lần lương tối thiểu, thì khi lương tối thiểu tăng, mức chịu thuế cũng tăng. Khung thuế suất cũng thực hiện theo cách này, cao nhất có thể ở mức 150-200 lần lương tối thiểu. Mức giảm trừ gia cảnh không cố định 1,6 triệu hay 3,2 triệu mà tính theo mức lương tối thiểu, có thể ở hệ số 3,2 - 3,6 (hệ số tối thiểu đủ để duy trì cuộc sống một người phụ thuộc)

 

                                                  Theo CAND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Con đường giao thông đã được cứng hóa  tại tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn.

46 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - Trong tháng 9 vừa qua, UBND tinh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án, vốn đăng ký 3.701 tỷ đồng. Với kết quả đó, từ đầu năm đến nay đã có 46 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vốn đăng ký 5.911 tỷ đồng.

Mạnh về biển, giàu từ biển

Phát biểu nhân Ngày Đại dương thế giới năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Ngày nay, trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang dần cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn và không gian sinh tồn mới; đồng thời có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng”. Vậy phải cần làm gì để phát huy truyền thống 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển để phát triển nước ta mạnh về biển, làm giàu từ biển trong thời bình? Kể từ số báo này, Báo SGGP đăng tải loạt bài ghi nhận về những thành tựu kinh tế - xã hội biển đảo và các địa phương nơi những “Đoàn tàu không số” ra đi, cập bến.

Kỳ vọng ở sàn vàng

Kết thúc tuần qua, giá vàng đánh dấu đà giảm giá tuần thứ năm liên tiếp. Cụ thể, giá vàng SJC kết thúc tuần giao dịch đã dừng ở mức 43,2 triệu đồng/lượng mua vào và 43,6 triệu đồng/lượng bán ra.

Ông Đoàn Nguyên Đức sẽ dự giải doanh nhân toàn cầu

Ngày 9-10 tại cuộc họp báo ở Hà Nội, Công ty kiểm toán Ernst & Young đã công bố ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, là người đoạt giải thưởng Ernst & Young - bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp Việt Nam lần đầu. Như vậy, ông Đức sẽ là doanh nhân Việt Nam đầu tiên tham dự giải thưởng Ernst & Young quốc tế.

Ba nước đạt thỏa thuận giải thể ngân hàng Dexia

Ngày 9/10, ba nước liên quan đến ngân hàng Dexia gồm Pháp, Bỉ và Luxembourg thông báo đã đạt thỏa thuận nhằm giải thể ngân hàng có nguy cơ phá sản này.

Dự án giảm nghèo giai đoạn 2: Xoá đói - giảm nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống người dân vùng khó khăn

(HBĐT) - Trao đổi xung quanh Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, Giám đốc Sở KH&ĐT Bùi Hải Quang, Phó ban Thường trực Dự án Giảm nghèo (DAGN)?tỉnh cho biết: Trong giai đoạn 2, dự án phân cấp mạnh cho cơ sở, chú trọng đầu tư vào các hoạt động sinh kế, tập trung XĐ-GN bền vững, thực sự là cơ hội lớn nâng cao mức sống cho đồng bào các xã vùng khó khăn trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục