Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu tăng nhưng doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn trong xuất khẩu những tháng cuối năm như: thiếu đơn hàng, thiếu vốn trong khi lãi suất cao, tình trạng "rút ruột" container chưa ngăn chặn được…

 

Theo số liệu ước tính của Liên Bộ, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 70 tỷ USD (tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2010). Một trong những mặt hàng nằm trong "top" xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là dệt may với kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 10,5 tỷ USD (tăng 31% so với cùng kỳ), nhưng tính riêng từng tháng gần đây thì kim ngạch đã bị sụt giảm. Như trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,5 tỷ USD, nhưng trong tháng 9 dự kiến chỉ còn khoảng 1,4 USD.

Theo Hiệp hội Dệt may, hằng năm vào quý III số lượng đơn hàng các doanh nghiệp ký được rất lớn. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp lớn mới có được đơn hàng sản xuất đến hết năm 2011. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu đơn hàng nghiêm trọng.

Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn trong việc thiếu đơn hàng thì tình trạng "rút ruột" container một số mặt hàng xuất khẩu kéo dài trong thời gian qua chưa ngăn chặn được cũng khiến doanh nghiệp hết sức lo lắng.

Theo thống kê của Hiệp hội Điều, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong ngành điều bị mất hơn 5.000 thùng hàng (khoảng 13,24 tấn) tương đương với số tiền 2 triệu USD; Với mặt hàng cao su, chỉ tính riêng trong tháng 9, hai doanh nghiệp cao su xuất khẩu sang thị trường Nga đã bị "rút ruột" gần 40 tấn cao su, trị giá khoảng 4 tỉ đồng.

Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, để ngăn chặn tình trạng này, nhiều doanh nghiệp đã thuê giám định độc lập kiểm định ở hai đầu cảng, đồng thời mua bảo hiểm hai chiều xuất và nhập. Thậm chí, doanh nghiệp còn thuê người áp tải hàng từ nhà máy ra đến cảng, giám sát trong quá trình đóng hàng, nhưng các container vẫn bị "rút ruột" dù niêm phong kẹp chì vẫn còn nguyên vẹn.

Cũng theo các doanh nghiệp, mặc dù các cơ quan, ban, ngành cũng đã từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để ổn định và duy trì sản xuất, xuất khẩu. Nhưng khó khăn căn cơ nhất hiện nay mà doanh nghiệp sợ nhất là thiếu vốn.

Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư kí Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, trước áp lực từ phía ngân hàng nên trong thời gian qua đã không ít doanh nghiệp phải bán tháo sản phẩm với giá rẻ để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do lãi suất ngân hàng quá cao, chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí công nhân cao dẫn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh thấp.

Để góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, Hiệp hội Điều đề nghị Chính phủ nên có chính sách gia hạn nợ vay cho các khoản thu mua, nhập khẩu nguyên liệu đến hạn từ tháng 9/2011. Đồng thời, hạ lãi suất các khoản đã vay theo mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Việt Nam kiến nghị, Chính phủ nên giải ngân và đáp ứng kịp thời nguồn vốn để doanh nghiệp thuận lợi thu mua mặt hàng nông sản

 

                                              Theo CAND

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục