Châu Á đang hình thành và phát triển trở thành khu vực kinh tế mới của thế giới, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào những thành công và phát triển của châu lục. Tuy nhiên, châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Tăng trưởng nhu cầu sử dụng nông sản và lương thực của khu vực và thế giới đòi hỏi sự gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang tác động ngày một rõ nét và gia tăng rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và an ninh lương thực nói riêng.
Những vấn đề trên là chủ đề nóng được bàn thảo tại Hội nghị Quốc tế Hiệp hội các nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á lần thứ 7, được khai mạc sáng 13/10, tại Hà Nội.
Hội nghị do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) phối hợp tổ chức, với sự tham gia của hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, nhà vận động phát triển và hoạch định chính sách, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Với chủ đề: “Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai”, hội nghị tập trung thảo luận về các vấn đề như: Nông nghiệp châu Á trong phát triển, biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững, tăng cường an ninh lương thực ở châu Á, phát triển nông thôn và đô thị hóa ở châu Á, đầu tư vào nông nghiệp và giảm đói nghèo…
Ông Choe Yangboo - Chủ tịch ASAE cho biết: Đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng tại các nước đang phát triển ở châu Á, theo đó thách thức về an ninh lương lực đang là vấn đề “nóng” của các quốc gia khu vực. Do đó, các quốc gia cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất lương thực, chất lượng sản phẩm; cùng với đó là duy trì đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa, để phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cũng nhận đình: Tăng trưởng kinh tế cao một mặt giúp cư dân thành thị cải thiện thu nhập, chất lượng cuộc sống, kéo theo nhu cầu tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng lương thực và nông sản, thực phẩm, khẩu vị, yêu cầu dinh dưỡng, vệ sinh… Mặt khác, tăng trưởng nhanh sẽ làm rộng khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, đô thị hóa nhanh chóng, cũng như tiềm ẩn sự bất ổn. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu nghiên cứu mới về kinh tế và đổi mới chiến lược phát triển nông nghiệp trong kỷ nguyên mới.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cùng nhau trao đổi về các học thuyết phát triển, phân tích tiến trình nghiên cứu và ban hành các chính sách, đánh giá tác động của chính sách đến nông thôn, nông dân. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng sẽ giới thiệu và thảo luận về các mẫu hình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khu vực, chia sẻ bài học kinh nghiệm thúc đẩy phát triển tư duy và sáng kiến trong nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn khu vực Châu Á.
Hội nghị sẽ kéo dài đến hết ngày 15/10.
Theo HaNoiMoi
Theo đánh giá của ngân hàng Standard Chartered, tỷ lệ lạm phát của VN sẽ giảm xuống mức 20% vào cuối năm nay. Sự ổn định tiền đồng, giá nhiên liệu và thực phẩm vào những tháng gần đây đã giúp lạm phát chững lại. Các số liệu kinh tế chính thức vẫn phản ánh bối cảnh một nền kinh tế ổn định.
Chiều 11-10, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình chăn nuôi 9 tháng đầu năm và giải pháp để ổn định thị trường thực phẩm trong những tháng cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán.
Giá vàng thế giới giảm đáng kể trong phiên giao dịch đêm qua. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, đầu giờ sáng nay (12/10), có doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo, có doanh nghiệp vẫn để nguyên mức giá của cuối ngày hôm trước. Chênh lệch giá giữa hai thị trường đang là khoảng 170.000 đồng/chỉ.
Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý III-2011, tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới đường bộ diễn biến phức tạp. Địa bàn trọng điểm là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Cửa khẩu quốc tế Lào Cai…
(HBĐT) - Vào mỗi dịp lễ, tết, người dân vùng Cao Phong có nhu cầu ăn lợn “sạch” lại tìm đến gia đình ông Bùi Văn Kinh ở xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong để mua. Dịp Quốc khánh 2-9 vừa qua, nhu cầu khách mua tăng nên gia đình ông không có đủ lợn bán.
(HBĐT) - Theo sở GT - VT, hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai cứng hóa 130 km đường GTNT theo Đề án cứng hóa GTNT và đã được UBND tỉnh giao vốn 20 tỷ đồng.