Nhân Ngày Lương thực Thế giới (16/10), Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) cho biết nguyên nhân chính của tình trạng biến động giá lương thực là do thế giới giảm đầu tư cho nông nghiệp.

 

Ngày Lương thực Thế giới năm nay có chủ đề "Giá lương thực: từ khủng hoảng đến bình ổn" nhằm hướng tới giảm nhẹ ảnh hưởng của biến động giá lương thực tới những người dễ bị tổn thương nhất.

FAO cho biết từ năm 2005-2008, giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất trong vòng 30 năm. Trong giai đoạn này giá ngô tăng 74%, giá gạo tăng 66%.

Cuộc khủng hoảng giá lương thực này xảy ra ở trên 20 nước. Sau khi tăng lên mức đỉnh vào tháng 6/2008, giá giảm xuống 33% trong vòng sáu tháng do cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.

Nhưng đến năm 2010, giá lương thực lại tăng lên 50% và duy trì tới đầu năm 2011 trước khi hạ nhiệt vào quý 2 năm nay. Các nhà kinh tế cho rằng sự biến động này sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới và là một nguy cơ lớn đối với an ninh lương thực ở các nước đang phát triển.

Người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá lương thực cao, những nước nghèo không đủ tiền mua lương thực cho dân. Năm 2010, các nước thu nhập thấp thiếu lương thực đã phải chi tới 164 tỷ USD nhập khẩu, tăng 20% so với 2009. Người có thu nhập dưới 1,25 USD/ngày có thể bị đứt bữa. Theo Ngân hàng Thế giới, có tới 70 triệu người bị đẩy vào cảnh cực kỳ nghèo khổ trong giai đoạn từ năm 2010-2011.

FAO cho biết nguyên nhân gây nên biến động giá lương thực là do thế kỷ trước những nhà lập chính sách đã không biết được sự bùng nổ sản xuất xảy ra ở nhiều nước lúc đó có thể sẽ không tiếp diễn mãi như vậy và họ cũng không thấy được sự cần thiết phải tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu, kỹ thuật, thiết bị và cơ sở hạ tầng nông nghiệp.

Trong 30 năm kể từ năm 1980 đến nay, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho nông nghiệp giảm 43%. Cả các nước giàu và nghèo đều tiếp tục giảm đầu tư cho nông nghiệp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng biến động giá lương thực như ngày nay. Thêm vào đó thị trường ở các nước mới nổi đang ngày càng cần nhiều lương thực hơn cho chăn nuôi để cung cấp thịt, sữa cho họ.

Mỗi năm dân số thế giới có thêm 80 triệu người sinh ra cần lương thực cùng với tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, các chính sách bảo hộ thương mại và trợ cấp nông nghiệp méo mó cũng như việc sử dụng nông sản để mở rộng thị trường năng lượng sạch cũng tác động đến giá lương thực.

FAO đưa ra hai nhóm biện pháp kiểm soát tình hình. Một nhóm tự điều chỉnh nhằm làm giảm biến động thông qua các biện pháp can thiệp cụ thể, nhóm kia tìm cách giảm thiểu những hậu quả tiêu cực lên các nước và cá nhân.

FAO cho rằng cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi tập trung tới 98% số dân bị đói trên thế giới và nơi mà sản xuất lương thực cần phải tăng gấp đôi vào năm 2050 do tăng dân số.

Một biện pháp thường được áp dụng là thành lập kho dự trữ lương thực quốc tế để can thiệp trên thị trường nhằm bình ổn giá. Tuy nhiên, biện pháp này không có hiệu quả rõ ràng, lại đắt và khó hoạt động./.

                            (Theo Vietnam+)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người dân xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) không ngừng phát triển các ngành nghề TTCN, dịch vụ để tăng nguồn thu nhập.
Quang cảnh hội nghị giao ban.
Không có hình ảnh

Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao Quảng Đông đầu tư vào Việt Nam

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 13-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Bắc Kinh đi thăm tỉnh Quảng Đông, nơi được coi là cửa ngõ của Trung Quốc hướng ra thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Thị trường ôtô ảm đạm trước thông tin tăng thuế trước bạ

Ngày mai (15.10), quy định tăng thuế trước bạ từ 10-20% đối với ôtô từ 10 chỗ ngồi trở xuống sẽ có hiệu lực, thế nhưng sức tiêu thụ của những loại xe này vẫn không có gì đột biến.

Công ty CP Vinaconex Dung Quất bị phạt 200 triệu đồng

Ngày 12/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Vinaconex Dung Quất với tổng mức phạt 200 triệu đồng.

Thị trấn Thanh Hà duy trì thành công mô hình canh tác lúa + cá

(HBĐT) - Bà Trần Thị Thếp, khuyến nông viên thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) cho biết: Đặc điểm nổi bật của mô hình canh tác lúa + cá là kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát huy sự tương tác của sản phẩm để nâng cao giá trị kinh tế cho những phần diện tích lúa kém hiệu quả.

Kinh nghiệm huy động nguồn vốn từ cổ đông của công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm

(HBĐT) - Với những chiến lược, hướng đi bền vững, từ nhiều năm nay, Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm đã khai thác, thu hút được nguồn vốn vay từ các cổ đông. Qua đó đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty mà chưa cần tới nguồn vốn vay từ các NHTM.

Công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN nam Lương Sơn

(HBĐT) - UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 KCN nam Lương Sơn. Theo đó, KCN này có tổng diện tích là 204,2 ha. Trong đó, diện tích 2 nhà máy Xi măng Hòa Bình và Xi măng Trung Sơn là 94,7 ha, diện tích quy hoạch mới là 109,5 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục