Nông dân khu Thắng Lợi, thị trấn Thanh Hà đưa nước vào chân ruộng sau thu hoạch để thực hiện canh tác lúa + cá.
(HBĐT) - Bà Trần Thị Thếp, khuyến nông viên thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) cho biết: Đặc điểm nổi bật của mô hình canh tác lúa + cá là kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát huy sự tương tác của sản phẩm để nâng cao giá trị kinh tế cho những phần diện tích lúa kém hiệu quả.
Qua thực tế áp dụng, chúng tôi nhận thấy đây là phương thức canh tác đơn giản, phù hợp với điều kiện khó khăn của thị trấn, hơn nữa còn mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Chính vì vậy, gần 10 năm nay, mô hình này vẫn được nhiều hộ nông dân áp dụng. Hiện, toàn thị trấn có khoảng 55 ha được duy trì thường xuyên để canh tác lúa + cá.
Thị trấn Thanh Hà có hơn 270 ha đất nông nghiệp, số hộ làm nông nghiệp khoảng 180 hộ dân. Nhìn chung, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi khá bấp bênh do điều kiện SX hạn chế về nhiều mặt. Với mô hình canh tác (quảng canh và thâm canh) lúa + cá, ngoài việc sử dụng được lợi thế về nguồn nước mương sẵn có xung quanh các chân ruộng, ưu điểm nổi bật là người dân tận dụng được các phần diện tích chân ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả để thực hiện nuôi thả các loại cá cho thu nhập cao như: rô phi, trôi, trắm... Đặc biệt, khi thâm canh lúa + cá kết hợp, do cá nuôi ở ruộng lúa, cá sẽ sục bùn để tìm mồi ở đáy ruộng, đảo dinh dưỡng từ nền đáy ruộng lúa, diệt cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh hại lúa, đồng thời phân cá thải ra làm đất ruộng lúa có thêm dinh dưỡng. Những tác động này rõ ràng là rất tốt đối với những chân ruộng trũng, tạo nhiều thuận lợi cho SX vụ chiêm - xuân vốn là vụ lúa chính trong một năm SXNN.
Khuyến nông viên Trần Thị Thếp trao đổi: Sau khi thu hoạch lúa vụ chiêm - xuân, thường thì đến tháng 6, người dân sẽ đưa cá vào ruộng để thực hiện mô hình lúa + cá. Đến tháng 12 thì bắt đầu thu hoạch cá, năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Như vậy, trên cùng một đơn vị diện tích, thay vì chỉ trồng một vụ lúa chiêm - xuân như trước kia, các hộ dân áp dụng mô hình lúa + cá đã thực hiện canh tác một vụ lúa + một vụ cá kết hợp với chăn nuôi trên bờ, mang lại thu nhập cao hơn trước. Tiêu biểu như hộ gia đình ông Bạch Công Thắng (khu Thanh Sơn) với quy mô kinh tế trang trại khá lớn, ông dành 2 ha để thâm canh lúa + cá, trừ chi phí đầu tư, thu nhập của gia đình ông đạt khoảng 100 triệu đồng/ năm. “Hiệu quả kinh tế cao và bền vững sẽ là động lực để các hộ nông dân thị trấn Thanh Hà tiếp tục duy trì thành công mô hình canh tác lúa + cá” - bà Trần Thị Thếp khẳng định.
Phan Anh
(HNMO) – Sáng 13/10, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ VN hội nhập kinh tế quốc tế – Sao Vàng đất Việt 2011. Hội chợ do TƯ Hội doanh nhân trẻ VN phối hợp với Công ty CP Adpex tổ chức.
(HBĐT) - Ngày 12/10, UBND huyện Mai Châu tổ chức kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 và tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu của huyện giai đoạn 2005-2010.
(HBĐT) - Có địa bàn thuận tiện, nằm cách trung tâm huyện 18 km, cách trung tâm tỉnh lỵ 60km và có 3 trục đường QL 12B, QL21 và đường Hồ Chí Minh đi qua, xã Thanh Nông đã được huyện Lạc Thủy chọn làm điểm xây dựng mô hình NTM của huyện giai đoạn 2010-2020. Với xuất phát điểm thấp, Thanh Nông đã và đang gấp rút thực hiện các nội dung, giải pháp cụ thể để có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Theo đánh giá của ngân hàng Standard Chartered, tỷ lệ lạm phát của VN sẽ giảm xuống mức 20% vào cuối năm nay. Sự ổn định tiền đồng, giá nhiên liệu và thực phẩm vào những tháng gần đây đã giúp lạm phát chững lại. Các số liệu kinh tế chính thức vẫn phản ánh bối cảnh một nền kinh tế ổn định.
Chiều 11-10, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình chăn nuôi 9 tháng đầu năm và giải pháp để ổn định thị trường thực phẩm trong những tháng cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán.
Giá vàng thế giới giảm đáng kể trong phiên giao dịch đêm qua. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, đầu giờ sáng nay (12/10), có doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo, có doanh nghiệp vẫn để nguyên mức giá của cuối ngày hôm trước. Chênh lệch giá giữa hai thị trường đang là khoảng 170.000 đồng/chỉ.