Mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc của gia đình anh Nguyễn Thanh Bình, xóm Lãi, xã Tây Phong mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc của gia đình anh Nguyễn Thanh Bình, xóm Lãi, xã Tây Phong mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Đến thăm mô hình kinh tế của đoàn viên Nguyễn Thanh Bình, chi đoàn Lãi, xã Tây Phong, huyện Cao Phong chúng tôi ngỡ ngàng trước một thanh niên chưa đến cái tuổi “tam thập nhi lập” mà đã gây dựng cho mình mô hình kinh tế khép kín, bền vững như vậy.

 

Hiên tại, gia đình anh đang nuôi 12 con trâu, trồng được 3 ha keo và lát. Kết hợp “lấy ngắn nuôi dài”, anh trồng được 6.000 m2 ha mía xen canh với khoai sọ. Hàng ngày, lá mía được tỉa cho trâu làm thức ăn, phân chuồng lại dùng vào bón mía, lát. Cả nhà có 4 lao động chính, những lúc thời vụ gia đình phải thuê thêm lao động các xã lân cận. Trước đây, khi bắt đầu khởi nghiệp, anh vay ngân hàng CSXH huyện Cao Phong gần 100 triệu đồng. Sau những năm tháng miệt mài lao động, sản xuất, tuân thủ đúng với phương pháp kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chủ động phòng- chống dịch bệnh nên trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập cao. Giờ đây, gia đình đã trả hết nợ ngân hàng. Hàng năm, vườn mía cho thu trên 60 triệu đồng, cùng với khoai sọ, chăn nuôi đã góp phần ổn định kinh tế. Gia đình anh giờ đã là hộ khá giả của xóm.

 

Là một đoàn viên tiêu biểu của huyện tham gia chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” do tỉnh tổ chức, đoàn viên Đinh Đức Chính không chỉ làm giàu cho gia đình mà anh đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Với mô hình trồng rừng, trồng mía và chăn nuôi trâu, bò, năm vừa qua, tổng thu nhập đạt gần 250 triệu đồng. Những ngày thường, gia đình anh phải thuê thêm 5 lao động, còn những lúc thời vụ phải cần từ 15 – 20 lao động.

 

Hiện, trong toàn huyện có 107 hộ gia đình thanh niên làm kinh tế giỏi với mô hình trang trại trồng mía, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cam. Tiêu biểu có đoàn viên Nguyễn Văn Hùng, Bùi Văn Dũng (thị trấn Cao Phong)…, trung bình mỗi mô hình kinh tế hàng năm cho thu nhập từ 40 – 100 triệu đồng trở lên. Điển hình cho phong trào xung kích lao động sáng tạo có các đoàn xã: Nam Phong, Dũng Phong, Xuân Phong, Tân Phong và đoàn thị trấn Cao Phong.

 

Nhằm giúp ĐV – TN có vốn đầu tư sản xuất, huyện Đoàn Cao Phong đã nhận tín chấp của ngân hàng CSXH huyện gần 4 tỷ đồng cho trên 300 ĐV – TN vay. Cơ bản ngồn vốn vay đều sử dụng đúng mục đích, không có tình trạng nợ đọng, xâm tiêu. Từ nguồn vốn đó, nhiều thanh niên mạnh rạn đầu tư vào sản xuất và đã thành công.

 

Để trang bị cho ĐV – TN những kiến thức cơ bản về chăn nuôi, trồng trọt, hàng năm, huyện đoàn đã phối hợp với trạm KNKL, phòng NN& PTNT mở được nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc mía, keo, phòng- chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm… cho hàng trăm lượt ĐV – TN.

 

Theo anh Nguyễn Đức Lịch, Bí thư huyện Đoàn Cao Phong: Khó khăn lớn nhất trong đào tạo nghề, tạo việc làm tại địa phương cho ĐV – TN lúc này là trên địa bàn huyện chưa có khu công nghiệp, không có các làng nghề. Mỗi khi thời vụ kết thúc, thanh niên nhàn rỗi nên tranh thủ đi làm ăn xa tại các tỉnh trên cả nước. Thời gian tới, huyện đoàn tiếp tục đẩy mạnh phong trào “xung kích phát triển KT- XH và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” tới các cơ sở đoàn nhằm góp phần nâng cao đời sống cho mỗi đoàn viên.

 

 

                                                    Hồng Nhung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Dù lãi suất cao nhưng nhiều NH nhỏ vẫn phải vay để duy trì khả năng thanh toán.

Sức bật cho năm 2012

Theo các chuyên gia, 9 tháng qua, kinh tế Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như lãi suất ngân hàng cao khiến cho các DN khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giá cả tăng cao, tình trạng nhập siêu, giá các loại nguyên, nhiên vật liệu chính tăng làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất nhưng kinh tế Thủ đô vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận...

Thị trường vàng vẫn cần thêm 'thuốc bổ'

Khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới trên dưới 1 triệu đồng mỗi lượng như hiện nay vẫn chưa phù hợp khi mà Ngân hàng Nhà nước đã phải đánh đổi bằng cách cho 5 ngân hàng bán vàng và mở tài khoản nước ngoài.

Tân Lạc đẩy nhanh tiến độ Dự án Giảm nghèo

(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, mức độ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả kế hoạch năm của huyện Tân Lạc đạt trung bình. Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BQL Dự án Giảm nghèo huyện khẳng định: mặc dù thời tiết bất lợi và có 1 công trình hợp phần phát triển kinh tế huyện phải chuyển đổi danh mục đầu tư nhưng chắc chắn các chỉ tiêu, mục tiêu trong kế hoạch đề ra sẽ hoàn thành trước tháng 12/2011.

Người tiêu dùng được hưởng lợi từ dịch vụ công cộng cân đối chứng

(HBĐT) - Theo ông Tô Như Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ tổng hợp (Chi cục QLTT tỉnh), để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, một số tỉnh, thành phố như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội... thời gian gần đây đã xây dựng các điểm cân đối chứng để người bán, người mua có phương tiện chính xác giúp tự kiểm tra, đối chứng, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Vàng đạt mức tăng mạnh nhất trong 6 tuần qua

Sau những phiên giao dịch trồi sụt thất thường với biên độ khá rộng, giá vàng đã khép lại tuần qua với mức tăng 2,5% - mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 9 đến nay, đồng thời cũng là tuần tăng thứ hai liên tiếp của kim loại quý.

Lộ chiêu “lỗ giả lời thật”

Sau TP.HCM, Lâm Đồng, mới đây tại Bình Dương lại “lòi” ra thêm hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ lỗ thành lãi sau khi cơ quan thuế đẩy mạnh hoạt động chống chuyển giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục