Căng thẳng thanh toán, rủi ro thanh khoản, chạy đua huy động khiến lãi suất bị đẩy lên cao..., những "tội lỗi" trên đều bị đổ cho các ngân hàng (NH) nhỏ. Nhưng thực tế, chưa hề có một tiêu chí nào để phân biệt NH lớn, nhỏ dù tại thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định quyết tâm tái cấu trúc hệ thống NH trong nước.

 

 

Cần tập trung vào sự an toàn và hiệu quả của từng NH riêng lẻ trong quá trình tái cấu trúc -  Ảnh: D.Đ.M

Nhỏ VN lớn hơn nhỏ của Mỹ

Có ý kiến cho rằng, NH nhỏ là các NH có nguồn gốc từ NH nông thôn trước đây hoặc đó là các NH có vốn điều lệ cỡ 3.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu không phải là tiêu chí thường dùng để phân loại quy mô NH. Bởi với chức năng trung gian tài chính, phần lớn nguồn vốn của NH có được là từ đi vay (nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá) nên vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm từ 10-15% tổng nguồn vốn. Vì thế, thông thường người ta sử dụng tổng tài sản làm chỉ tiêu phân loại quy mô NH.

Nếu căn cứ như vậy, ngay cả NH có tổng tài sản nhỏ nhất Việt Nam cũng không hề thua kém NH trung bình của Mỹ. Thống kê cho thấy, Mỹ có đến 35% NH có tổng tài sản dưới 100 triệu USD (dưới 2.100 tỉ đồng), chưa vượt qua 1/3 tổng tài sản của NH có tổng tài sản nhỏ nhất Việt Nam. Ngay cả nhóm NH có tổng tài sản từ 100 triệu USD đến 1 tỉ USD (từ 2.100 tỉ đến 21.000 tỉ đồng) - chiếm 56,6% tổng số NH của Mỹ - cũng chỉ có tổng tài sản trung bình là 6.035 tỉ đồng, thấp hơn NH có tổng tài sản nhỏ nhất Việt Nam. Nói cách khác, trên cả ba tiêu chí vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản thì các NH Việt Nam không hề nhỏ so với mặt bằng chung của các NH Mỹ.

Như vậy, có thể nói việc phân nhóm NH nhỏ, NH lớn như vừa qua là chưa có cơ sở khoa học lẫn pháp lý thuyết phục. Vì vậy, NHNN nên chủ động chấm dứt cách gọi NH nhỏ, NH lớn để tránh những tác động tâm lý, ảnh hưởng bất lợi và hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.

Song song đó, cũng cần xem lại việc thành lập nhóm G12 (12 NH lớn) bởi hiện đã có Hiệp hội NH Việt Nam với đầy đủ đại diện của các NH, hoàn toàn có thể tin cậy để NHNN tham khảo ý kiến. Trên thực tế, lấy gì để đảm bảo rằng các ý kiến đóng góp của nhóm G12 sẽ không vì lợi ích nhóm? Dù 40 NH còn lại chỉ chiếm 15% thị phần nhưng sự an toàn và hiệu quả hoạt động của nhóm này chắc chắn vẫn gây ảnh hưởng lớn toàn bộ hệ thống NH nên họ hoàn toàn xứng đáng và cần thiết được bình đẳng thật sự, được NHNN tham khảo ý kiến như nhóm G12.

Tái cấu trúc vì mục tiêu an toàn

Như vậy có thể thấy, một NH có vốn điều lệ lớn, tổng tài sản hùng hậu không hẳn là một NH hùng mạnh và an toàn. Mặc dù vậy, vì nhiều nguyên nhân mang tính lịch sử, việc tái cấu trúc hệ thống NH trong nước là hết sức cần thiết. Cụ thể, từ những năm 2005-2007, khi chuyển đổi từ NH nông thôn sang NH đô thị với quy mô vốn tăng đột biến trong khi công nghệ lạc hậu, mạng lưới chưa phát triển, quan hệ NH đại lý còn hạn chế khiến các NH đô thị mới chưa thể phát triển ngay hoạt động dịch vụ thanh toán nên đành dựa chủ lực vào hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Đó là lý do các NH này mạo hiểm sử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường liên NH (nơi các NH vay vốn của nhau) thay vì phải dựa chủ lực vào tiền gửi. Hậu quả là sau khi chính sách thắt chặt tiền tệ có tác dụng thì cuộc đua lãi suất dậy sóng vào cuối 2007 đầu 2008, mà đỉnh điểm là vào ngày 15.2.2008 với lãi suất trúng thầu trên thị trường mở lên đến 30,1%/năm, lãi suất cho vay qua đêm 35-39%/năm.

Trong suốt hơn 3 năm qua, NHNN đã không có được giải pháp căn cơ để xử lý tình trạng này trong khi vẫn tiếp tục ép các NH tăng vốn với tốc độ cao. Dường như NHNN đã chú trọng quá mức quy mô vốn điều lệ mà chưa xem trọng đúng mức các chỉ tiêu an toàn khác, vốn dĩ có tầm quan trọng hơn nhiều so với vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu.

Do đó, quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu hay thậm chí là tổng tài sản dứt khoát không thể là mục tiêu cần hướng đến khi tái cấu trúc mà cần tập trung vào sự an toàn và hiệu quả của từng NH riêng lẻ theo hướng bám sát các tiêu chuẩn an toàn của Hiệp ước Basel. Việt Nam vẫn cần phải duy trì các NH có quy mô tài sản nhỏ, theo mô hình NH địa phương - cũng là mô hình phổ biến ở các nước, kể cả các nước phát triển - nhằm khai thác các phân khúc thị trường mà những NH có quy mô tài sản lớn ít quan tâm. Buộc các NH phải tăng vốn điều lệ với tốc độ quá nhanh trong lúc công nghệ và trình độ quản trị không theo kịp sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro. Giải pháp tăng vốn điều lệ cơ học bằng sáp nhập các NH yếu kém chỉ làm tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản mà không thể cải thiện mức độ an toàn sau khi sáp nhập.

Về phía NHNN, yếu tố cần thiết nhất hiện nay là phải tạo được niềm tin cao độ cho thị trường. Muốn vậy, minh bạch, thống nhất và đồng bộ trong chính sách điều hành với một mục tiêu rõ ràng, nhất quán thay vì đa mục tiêu là hành động quan trọng hơn bất cứ công cụ chính sách hay biện pháp hành chính nào khác.

 

                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các tiểu dự án thuộc hợp phần phát triển ngân sách xã đang đẩy nhanh tiến độ thi công (trong ảnh: xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn đang triển khai thi công một số công trình mương, bai phục vụ sản xuất)
Không có hình ảnh

Vàng kéo căng lãi suất, tỷ giá

Lãi suất liên ngân hàng (nơi các NH vay vốn của nhau) lên tới 35 - 40%; tỷ giá liên tục được điều chỉnh khiến tình trạng 2 giá đã trở lại; vàng tiếp tục được "đẩy" ra thị trường nhưng độ chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn được duy trì một cách khó hiểu.

Quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Chưa minh bạch, dễ bị lạm dụng

Kiểm toán Nhà nước vừa cho biết kết quả kiểm toán chuyên đề về trích lập quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2009 -2010. Trong đó, xác định còn tồn tại một số hạn chế về tính minh bạch, dễ bị doanh nghiệp lạm dụng.

Việt Nam cần hiện đại hóa các giao dịch tiền tệ

Ngày 24/10, tại Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ngành của hai nước cùng thảo luận về cải cách kinh tế vĩ mô và phát triển nguồn nhân lực.

Từng bước nâng cao đời sống của người lao động ở các khu công nghiệp

(HBĐT) - Tháng 12/2010, công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh được thành lập với chức năng, nhiệm vụ là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Từ khi được thành lập, công đoàn KCN đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành khảo sát, nắm tình hình đời sống, việc làm và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, Luật công đoàn trong các doanh nghiệp tại các KCN. Quá trình khảo sát cho thấy, thực trạng đời sống của người lao động (NLĐ) ở các KCN còn nhiều điểm đáng bàn.

Cảnh giác với hoạt động huy động vốn bất hợp pháp

Tin từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trước hàng loạt các vụ vỡ nợ xảy ra vừa qua trên địa bàn, thành phố đã khẩn trương chỉ đạo Ngân hàng nhà nước Chi nhánh thành phố, Công an thành phố cùng ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan hữu quan tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thận trọng với hoạt động huy động vốn bất hợp pháp.

Hiu hắt thị trường vật liệu xây dựng

Mặc dù những tháng cuối năm thường là thời điểm các công trình xây dựng ráo riết triển khai và hoàn tất, nhưng do ảnh hưởng từ thị trường bất động sản đóng băng và nền kinh tế khó khăn, mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) đang rơi vào tình trạng ế ẩm, mãi lực suy giảm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục