Lãnh đạo Chi cục thú y kiểm tra tình hình dịch bệnh và phòng chống rét cho trâu, bò tại huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Không khí lạnh đã về, mùa đông mới bắt đầu cũng có nghĩa đàn gia sức, gia cầm của tỉnh đang đứng trước những nguy cơ thiệt hại. Đã bước vào mùa đông thứ 3, những câu chuyện trâu, bò chết rét những mùa đông trước vẫn còn nguyên giá trị và là bài học đắt giá cho phòng- chống đói, rét cho trâu, bò của cấp ủy, chính quyền và người chăn nuôi tỉnh ta.
Những mùa đông trước, đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đã suy giảm, người chăn nuôi từng khốn khó vì thấy trâu, bò đổ ngã hàng loạt. Trong đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, cả tỉnh có khoảng 12.000 con trâu, bò bị chết rét, chiếm khoảng 5% tổng đàn gia súc. Qua vụ rét dài ngày ấy, những tưởng từ ý thức đến việc làm bảo vệ gia súc, gia cầm của người dân đã chuyển biến. Thế nhưng, đến vụ đông 2010-2011 xảy ra hai đợt rét lại lấy đi của nông dân gần 1 vạn con trâu, bò. Trong đó, riêng đợt 1, rét đậm, rét hại kéo dài 32 ngày liên tiếp, nhiều ngày cường độ xuống thấp dưới 13oC, cả tỉnh có 4.928 con trâu, bò bị chết rét. Đợt 2 ( rét nàng Bân) cũng làm thiệt hại trên 5.000 con trâu, bò. Sau rét, những nguyên nhân hợp lý được đưa ra. Đó là năm 2008, đợt rét đậm, rét hại kéo dài hiếm thấy sau hàng chục năm khiến cơ quan chức năng, chính quyền và người chăn nuôi không thể ứng phó kịp. Hai đợt rét trong vụ đông 2010- 2011, nguyên nhân được nói ra là do tâm lý chủ quan của nhiều hộ chăn nuôi (đợt 1), còn đợt 2 là trời đã ấm nên đã xuất hiện tâm lý chủ quan, sau đó, rét với cường độ mạnh, nhiều nơi vùng cao dưới 10oC, kèm theo mưa phùn, gió bấc, nguồn thức ăn đã cạn kiệt, nguồn thức ăn dự trự không đủ đáp ứng làm trâu, bò đổ ngã. Thực tế, rét mướt đã là bài học đắt giá cho người chăn nuôi và chính quyền các cấp. Tại một số nơi như: TP Hòa Bình, Cao Phong, Lạc Thủy có số lượng trâu, bò bị chết rét thấp là do người nông dân đã nghiêm túc thực hiện quy trình quản lý vật nuôi, không chăn thả tự nhiên và đã triển khai khá nghiêm túc các biện pháp phòng- chống đói, rét cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên còn nhiều nơi, nhất là các xã vùng cao, người dân vẫn còn duy trì thói quen thả rông trâu, bò, chưa có ý thức chuẩn bị thức ăn vào mùa đông nên khi nhiệt độ xuống thấp đột ngột hoặc dài ngày là nguy cơ cao khiến trâu, bò bị chết đói, chết rét càng cao. Đối với công tác phòng- chống đói, rét cho trâu, bò, câu chuyện tưởng như “ biết rồi khổ lắm nói mãi” là nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế. Rồi tập quán chăn thả gia súc của người dân còn phổ biến. Nhưng trâu, bò chết rét vài năm gần đây lên tới trên 2 vạn con thì nông dân thiệt hại thật lớn, lại mất bao công sức triển khai chính sách hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất và trong quá trình thực hiện nếu không tốt sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Việc triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của chính quyền và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn là biện pháp đặc biệt quan trọng lúc này. Trong đó, cần tập trung thực hiện chăn nuôi phải có sự quản lý, tổ chức tốt việc dự trữ thức ăn, tận dụng nguồn rơm, cây xanh, các phụ phẩm nông nghiệp khác, tận dụng đất bưa bãi trồng cỏ phát triển đàn gia súc là những giải pháp căn bản bảo vệ và phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh.
Sẽ ra sao nếu mùa đông 2011-2012, khi rét đậm, rét hại bất ngờ lại xảy ra. Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo ứng phó với các đợt rét mới có thể xảy ra luôn phức tạp và khó lường ngay từ lúc này thì thật đáng lo ngại! Mùa đông đã về, điểm lại những gì đã qua mới thấy thật đáng lo ngại. Nêu lên thực tế để có những suy nghĩ và sự chuẩn bị tốt, ứng phó thấu đáo với thời tiết ngày càng thất thường, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của tỉnh. Từ đó, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại của nông dân cũng như thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.
Lê Chung
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình vừa ký ban hành Thông tư 35, quy định công bố thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
(HBĐT) - Tổ hợp tác mây - tre đan Gò Mè, xã Liên Sơn (Lương Sơn) là một điển hình về quan hệ hợp tác được hình thành trên tinh thần tự nguyện theo nhu cầu cần hợp tác của các hộ làm nghề mây - tre đan.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động 533 của tỉnh về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, sau gần 1 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt của các ngành, cơ sở, tình hình KT-XH của huyện Kim Bôi vẫn có những chuyển biến tích cực.
(HBĐT) - Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh tháng 10/2011, thực hiện ước đạt 90 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng ước đạt hiện 1.273,6 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách là 1.061,6 tỷ, bằng 82% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 76% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao; thu quản lý qua ngân sách Nhà nước ước đạt 212 tỷ đồng.
Từ chủ trương cho phép EVN Telecom cổ phần hoá và chỉ được phép bán cho đối tác 49% số cổ phần khiến cho FPT phải ra rìa (vì không đáp ứng kỳ vọng được mua 60% số cổ phần), trong một thời gian rất ngắn, EVN Telecom lại được lệnh dừng cổ phần hoá và chuyển sang thoái vốn. Khúc quanh tại EVN Telecom, vô hình trung đang biến DN này trở thành sàn đấu giữa các DN viễn thông khác.
“Trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã là một nước đi đầu trong tăng trưởng kinh tế, đến nay Việt Nam có thể trở thành nước tiên phong trong phát triển xanh”. Ông Andrew Steer, Đặc phái viên đặc biệt của Ngân hàng Thế giới về biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh như vậy trong chuyến thăm Việt Nam mới đây.