Thông tin NHNN ngày 14.11 đã giải thoát một số khoản mục cho vay vốn khỏi nhóm phi sản xuất đã được các DN kinh doanh, xây dựng BĐS đón nhận một cách dè dặt.
Vẫn còn những ý kiến trái chiều, nhưng nhìn chung đa số các DN đều tỏ hy vọng quyết định này sẽ toả hơi ấm nhất định lên thị trường đang rất nguội hiện nay.
Đường hẹp tắc được khơi thông
Ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội - đã ví von về việc thắt chặt tín dụng cho vay BĐS của NH cả năm nay giờ đang được nới lỏng với 4 nhóm được đưa vào danh mục phi sản xuất như vậy. Theo ông Cường, việc NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được bơm vốn cho một số lĩnh vực phi sản xuất trong đó có cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay đã tháo gỡ khó khăn rất lớn cho những người dân có nhu cầu vay vốn mua nhà để ở. “Trên thực tế, hiện nay hầu hết người có nhu cầu mua nhà để ở đều trông cậy vào vốn vay NH, không nhiều thì ít. Do đó, việc mở van tín dụng cho những đối tượng này sẽ góp phần tạo thanh khoản cho thị trường, giải quyết nhu cầu chính đáng về nhà ở của nhiều người dân” - ông Cường nói.
Một DN BĐS khác khi được hỏi cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS thời gian qua là vấn đề thanh khoản chứ không phải giá cả. Nhiều chủ đầu tư sẵn sàng bán với giá cắt lỗ để thu hồi vốn nếu có người mua. Giải quyết được một phần khó khăn về thanh khoản, không chỉ DN BĐS dễ thở hơn mà nhiều ngành nghề khác cũng hưởng lợi.
Theo ông Lý Mạnh - Phó GĐ Tập đoàn Hoàng Vương, việc NHNN xem xét lại các khoản vay đối với một số lĩnh vực phi sản xuất là thông tin rất kịp thời đối với các DN đặc biệt khi thời điểm đáo hạn ngân hàng đối với các khoản nợ đang đến rất gần. Đây là “liều thuốc” giúp các DN bớt căng thẳng trong bối cảnh hiện nay.
Ảnh: Bình An. |
Vì báo cáo đẹp của ngành NH?
Ông Nguyễn Đỗ Việt - Phó TGĐ CTCP Sông Đà - Thăng Long cho rằng, tác động của chính sách cho các chủ đầu tư vay tiền để hoàn thành nốt dự án và tạo điều kiện cho người mua nhà vay tiền để nhanh chóng nhận nhà sẽ không lớn. “Các chủ đầu tư có dự án chuẩn bị hoàn thành hiện nay không phải dự án nào cũng còn hạn mức để vay, nếu tiếp cận được nguồn vốn thì cũng chủ yếu là để đảo nợ các khoản cũ đến hạn, vay được vốn mới cũng chắc chắn sẽ không nhiều. Đối với đối tượng được vay là khách hàng cá nhân nguồn trả nợ bằng lương hoặc tiền công, trong điều kiện lãi suất cao như hiện nay thì cũng rất ít người mạnh dạn vay để mua nhà, có chăng chỉ một tỉ lệ nhỏ buộc phải vay với mục đích thanh toán phần còn lại để nhận bàn giao nhà” - ông Việt đã lý giải vì sao nhận định như vậy.
Ông này cũng cho rằng, có chăng nhận thấy rõ rệt hơn sự tác động của chính sách là đối với phân khúc nhà thương mại để bán và cho thuê cho người thu nhập thấp. “Tuy nhiên, ngay cả sự tác động này cũng sẽ mang tính lâu dài trong khi thị trường cần có giải pháp “nóng”, vì vậy rất khó nhân ra sự chuyển mình của phân khúc này” - ông Việt nói.
Một chuyên gia BĐS giấu tên khác thì phân tích, việc NHNN chính thức đưa 4 nhóm tín dụng BĐS ra khỏi rổ phi sản xuất, cũng có nghĩa là các NH sẽ không phải gồng mình để giảm tỉ lệ tín dụng phi sản xuất về mức 16% vào thời điểm cuối năm. “Các NHTM sẽ dễ dàng đưa ra một bản báo cáo đẹp, đáp ứng các chỉ tiêu nóng mà NHNN giao vào thời điểm cuối năm nay sau khi tín dụng phi sản xuất được phân loại lại. Các DN BĐS chỉ được hưởng lợi gián tiếp từ quyết định này do không còn phải chịu áp lực thu hồi vốn cao như hồi đầu năm” - chuyên gia này nói.
Lãnh đạo nhiều DN BĐS khác cũng cho rằng, mặc dù đúng là ngân hàng “nới” cho vay một số hạng mục, nhưng chắc chắn các DN khó có thể vay vốn bởi hiện các ngân hàng đang rất khan hiếm tiền mặt, thậm chí nhiều ngân hàng vẫn đang phải chạy đôn chạy đáo để thu hồi nợ...
Có lẽ cũng từ những tính toán cân nhắc này từ phía các chủ đầu tư nên thị trường BĐS vẫn đang khá im ắng. Nói như GS-TS Đặng Hùng Võ, việc NHNN xem xét cho vay hỗ trợ được các DN phần nào về tài chính sẽ tốt phần đó. Tuy nhiên, DN không nên quá kỳ vọng!
Theo Báo Laodong
Ngày 16-11, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) đã đóng điện thành công Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa. So với những trạm biến áp 500 kV đã được thi công trước đây, đến thời điểm này, đây là trạm biến áp 500 kV lớn nhất Việt Nam về công suất và quy mô. NPT cho biết, Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa được xây dựng trên diện tích gần 17ha thuộc địa bàn 3 xã của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với tổng mức đầu tư 1.221 tỷ đồng.
Như Báo SGGP đã phản ánh, hội thảo “Tái cấu trúc DNNN” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 15-11 đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, dư luận. Có ý kiến cho rằng, muốn tái cấu trúc DNNN một cách có hiệu quả cần thay đổi nhận thức, quan điểm vai trò chủ đạo của khu vực này. Nhà nước không nên sử dụng DNNN như một công cụ điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường.
TT - Ngày 16-11, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường...
(HBĐT) - Ngày 16/11, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế và Ngân sách – HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Quang – UV BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát về kết quả thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011 và tình hình thực hiện NQ số 11/NQ - CP của Chính phủ tại huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai; khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ về đất và khuyến khích phát triển thị trường, khắc phục những hạn chế của chính sách thuế nhà, đất hiện hành, ngày 17/6/2010, QH đã ban hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012 thay thế Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành.
(HBĐT) - Trước khi có Luật HTX năm 1996, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 206 HTX. Từ năm 1996-2003 có 36 HTX tiến hành đại hội xã viên để chuyển đổi hoạt động theo Luật, còn 166 HTX chưa chuyển đổi được do các HTX ở vùng sâu, xa, thâm hụt nguồn quỹ không có khả năng thanh toán, không có đủ người có trình độ làm sáng lập viên. Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, xã viên chưa tin tưởng vào mô hình HTX kiểu mới. Mặt khác, xã viên còn nghèo chưa có đủ tiền đóng góp vốn điều lệ.