(HBĐT) - Gia Mô là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Cho đến nay, số hộ nghèo của xã còn chiếm tới trên 53% vì đường sá đi lại khó khăn nên vẫn còn nhiều hộ gia đình duy trì nếp sống tự cấp, tự túc.

 

Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân trong xã đã và đang nỗ lực để thoát nghèo nhưng để đạt được hiệu quả như mong muốn chúng tôi cần sự quan tâm hơn nữa từ Đảng, Nhà nước, địa phương với việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hướng dẫn về KH-KT để người dân tiếp cận với cách làm ăn mới. Đó là những lời bộc bạch của ông Hà Văn Kìa, với vai trò là đại diện cử tri xã Gia Mô bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong xã nhân dịp Đoàn ĐBQH tỉnh về tiếp xúc cử tri tại huyện Tân Lạc.  

Xã Gia Mô hiện có 6 xóm, là nơi sinh sống của trên 630 hộ gia đình. Người dân nơi đây sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình canh tác khá phức tạp, các công trình giao thông, thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, thêm vào đó, trình độ, nhận thức của người dân vẫn chưa đồng đều nên việc áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất còn hạn chế. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2011, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 262 ha, trong đó, diện tích lúa 118 ha, 30 ha ngô , 22 ha sắn, 20 ha mía và một số diện tích hoa màu khác. Do hạn hán và rét đậm kéo dài nên diện tích cấy lúa và hoa màu giảm, năng suất trên một số cây trồng cũng đạt thấp. Vì điều kiện đường sá đi lại khó khăn, thiếu vốn, KH-KT nên phong trào chăn nuôi theo hướng hàng hóa hầu như chưa phát triển. Thử làm phép so sánh đơn giản có thể thấy: xã có trên 630 hộ gia đình, nhưng hiện tại có 703 con trâu, 295 con  bò , 1.500 con  lợn và khoảng trên 17.000 con gia cầm, 350 con dê và 35 đàn ong mật. Để phát triển kinh tế ở một xã thuần nông, ngoài trồng trọt cần thúc đẩy mạnh mẽ công tác chăn nuôi theo hướng hàng hóa nhưng cho đến nay, xã vẫn chưa tạo được sức bật cho định hướng cụ thể này. Đồng chí Bùi Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chính quyền cơ  sở luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia vay các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng, dự án để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế. Đến hết tháng 9, tổng nguồn vốn vay của nhân dân trong xã từ các kênh cũng đã đạt 9 tỷ đồng.  Tuy vậy, có một vấn đề mà xã chưa giải quyết được đó là: do địa bàn cách xa trung tâm huyện lỵ, cơ sở hạ tầng lại thiếu và yếu, thiếu kiến thức, thiếu thông tin nên sự đầu tư của nhân dân trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Sự dè dặt của người dân trong phát triển kinh tế hàng hóa cũng có cơ sở. Trong thời điểm lạm phát, giá cả các mặt hàng bao gồm cả giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm ... đều tăng mạnh gây khó khăn cho việc sản xuất, chăn nuôi của người dân. Hơn thế, khi đã sản xuất ra các mặt hàng đó lại không có đầu ra ổn định nên thường bị tư thương ép giá phần nào đã kìm hãm phát triển sản xuất. Nhắc đến đường sá đi lại khó khăn, các đồng chí lãnh đạo xã cũng không quên miêu tả lại thực trạng giao thông của xã. Trong đó con đường liên xã Thanh Hối- Gia Mô đã xuống cấp nghiêm trọng, huyện đã tiến hành khảo sát từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa thấy được tu bổ, nâng cấp. Được hưởng nguồn vốn Chương trình  135 giai đoạn 2, xã đã đầu tư rải đá cấp phối các đoạn đường trục chính ở 3 xóm gồm: xóm Bo, Trang và  Đừng. Tuy nhiên, cho đến nay, các đoạn đường được rải cấp phối này cũng đã bị mưa, lũ làm xói mòn trở nên xuống cấp nghiêm trọng. 3 xóm còn lại vẫn trơ trọi những con đường đất trơn trượt, vào những ngày mưa ngay cả ô tô cũng không thể vào được trung tâm xóm Quắn. Sức dân có hạn nên không thể đóng góp toàn bộ nguyên vật liệu để nâng cấp tu bổ cho những con đường. Nhưng vì mong có những con đường thông thoáng, tiện cho việc đi lại nên khi Nhà nước có chủ trương làm đường giao thông liên xã (đoạn qua xã 10km), nhân dân 2 bên đường đã đồng loạt hiến đất mà không hề đòi hỏi tiền đền bù GPMB. Điển hình như gia đình ông Bùi Văn Hựng đã tình nguyện hiến cho xã 400m đất thổ cư để làm đường và 300m2 đất để xây chi trường mầm non.  

Gia Mô không chỉ gặp khó khăn với hạ tầng giao thông mà còn quá khó khăn  về hiện trạng sử dụng điện. Theo thống kê sơ bộ, đến nay, số hộ dân trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia chưa đạt 60%. Hơn thế, nguồn điện này lại được đấu nối từ Điện lực huyện Lạc Sơn nên công suất kém. Người dân muốn làm thủ tục để mua điện cũng hết sức khó khăn. Đã có những hộ gia đình làm thủ tục lắp đồng hồ điện từ đầu năm nhưng đến cuối năm mới được lắp.

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế , cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã luôn mong mỏi có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, ngành làm cơ sở để xã phát huy nội lực xóa đói - giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.

 

                                                                         Lam Nguyệt 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đa số các đại biểu cho rằng người công nhân vì lương không đủ sống mới phải chấp nhận làm thêm.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tập đoàn BTG Slovensko cam kết triển khai nhanh, hiệu quả các dự án đầu tư vào tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư với CH Séc và CH Slovakia. Tại hội nghị, Tập đoàn BTG Slovensko đã được tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư vào khu công nghiệp Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy. Đây là doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư cao nhất vào tỉnh từ trước tới nay với tổng mức đầu tư dự kiến của các dự án khoảng 378 triệu Euro. Để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và những dự án do Tập đoàn BTG Slovensko được triển khai thực hiện tại tỉnh, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Zmajkovic, Tổng giám đốc Tập đoàn BTG Slovensko.

Lạc Sơn mở rộng diện tích cây hành tăm vụ đông

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Khánh, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Ở những vụ đông trước, huyện luôn duy trì diện tích cây trồng đạt trên 2.000 ha. Vụ đông năm 2011, tuy không đặt mục tiêu về diện tích gieo trồng nhưng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phấn đấu và quyết tâm tăng diện tích trồng rau, đậu để bù đắp những thiếu hụt về diện tích, nhất là cố gắng bù đắp diện tích ngô đông mà các vụ trước thường đạt từ 1.000- 1.200 ha, có năm cao nhất đạt tới 1.700 ha. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ gieo trồng vụ đông, huyện khuyến khích bà con trồng các loại cây màu, rau đậu ngắn ngày và hành tăm.

Chi cục thuế huyện Yên Thủy hoàn thành sớm kế hoạch thu ngân sách

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế huyện Yên Thủy đã cùng các ngành chức năng của huyện thường xuyên quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

Doanh nghiệp nợ đọng 4,9 tỷ đồng tiền thuế

(HBĐT) - Tính đến ngày 30/10/2011, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Lạc còn nợ đọng thuế 4,9 tỷ đồng.

Tiến độ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản đạt trên 72%

(HBĐT) - Đến cuối tháng 10, tiến độ giải ngân và giá trị thực hiện một số nguồn vốn như sau:

EVN: Lương cao - lỗ nặng

Chuyện làm ăn, lương bổng và lỗ do đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quả là... đáng bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục