Từng là một trong những DN xuất sắc, nhưng từ sau khi CPH, Cty cổ phần sở hữu công nghiệp Investip (gọi tắt là Cty Investip) đã có nhiều bê bối về tài chính, gây nhiều xức cho cổ đông.

 

Cụ thể là vốn điều lệ chỉ trên 8 tỉ đồng (35% vốn nhà nước) nhưng Cty Investip lại đầu tư tài chính tới hơn 12 tỉ đồng. Bên cạnh đó, nhiều cổ đông nghi ngờ lãnh đạo Cty đã mang phần vốn đáng lẽ phải nộp về ngân sách nhà nước đi đầu tư chứng khoán.

Phó chủ tịch HĐQT không nắm được việc kinh doanh(!?)

Báo LĐ số 33/2011 đã phản ánh việc đại diện vốn nhà nước tại Investip “có như không” nêu vấn đề: Cần phải làm rõ trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước tại Cty vì không có lý do gì mà đại diện 35% vốn của Nhà nước mà không biết tình hình tài chính của DN. Trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh năm 2010 được công bố tại đại hội cổ đông đã không có phần báo cáo. Thay vào đó chỉ đưa ra con số chung chung như doanh thu đạt 22,9 tỉ đồng, chi phí 21,2 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,2 tỉ đồng... 

Lý giải về tình hình tài chính của Investip, ông Nguyễn Ngọc Song - Phó Chủ tịch HĐQT Investip - cho rằng: “Tôi chỉ là đại diện vốn nhà nước chứ không phải là người đại diện pháp luật của Cty, việc kinh doanh thế nào tôi không biết, lợi nhuận có đạt đến bao nhiêu đi nữa tôi cũng chịu, tôi cũng giống như một cổ đông khác, việc này người chịu trách nhiệm pháp luật của Cty phải có trách nhiệm”.

Một vấn đề đáng lưu tâm là việc Investip chưa nộp trả ngân sách số tiền lợi nhuận DN các năm 2005, 2006 và những tháng đầu năm 2007 (đến khi chốt bàn giao sang Cty cổ phần năm 2007). Bộ KHCN và TCty SCIC đã có văn bản yêu cầu Investip nộp, thế nhưng... không hiểu vì lý do gì mà cho đến nay DN này vẫn chưa nộp trả Nhà nước số tiền trên. Đại diện phần vốn nhà nước cho rằng: Số tiền phải nộp không lớn mà chỉ ước lượng vào khoảng... 7,5 tỉ đồng, nhưng cũng dự đoán rằng con số có thể lớn hơn(?). Dư luận đặt ra câu hỏi có hay không việc chiếm dụng tiền nhà nước trong vụ việc này?

Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.

Không quan tâm và... không nhớ 

Theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế số 11710/QĐ-CT-KT3 ngày 14.7.2010 và biên bản kiểm tra quyết toán thuế (đi kèm quyết định đó) của Cục Thuế Hà Nội thì lợi nhuận năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 là hơn 20,1 tỉ đồng. Các cổ đông kiến nghị là các cơ quan chức năng cần làm rõ số tiền DN này phải nộp trả ngân sách nhà nước chính xác là bao nhiêu? Khi mà lợi nhuận của DN này đã được Cục Thuế Hà Nội xác nhận lên đến hơn 20 tỉ đồng như vậy.

Trong đơn kiến nghị, các cổ đông của DN này bức xúc cho biết vai trò của người đại diện vốn nhà nước tại đơn vị là rất quan trọng và trong vụ việc này; do đó chúng tôi cũng cần sự trả lời rõ ràng về số tiền hàng chục tỉ đồng đáng lẽ phải nộp trả ngân sách nhà nước hiện đang ở đâu và được sử dụng vào mục đích gì? Vì nếu không kinh doanh, chỉ cần gửi tiết kiệm thì 5 năm qua số tiền này đã có thể mang lại số tiền lãi hàng chục tỉ đồng; và nếu có thì số tiền gốc và tiền lãi này đang ở túi ai?

Cùng với những bất minh về số tiền cần phải nộp trả Nhà nước, Phó Chủ tịch HĐQT Investip cũng thừa nhận việc ban điều hành Cty tự quyết định đầu tư cổ phiếu OTC hơn 12 tỉ đồng mà không xin ý kiến hội đồng cổ đông. Tuy nhiên ông này lại cho rằng... trách nhiệm này thuộc về ban lãnh đạo Cty tại thời điểm đó. Người đại diện 35% vốn Nhà nước lý giải là mình... không quan tâm nhiều lắm đến vấn đề này và cũng không nhớ rằng có tham dự phiên họp HĐQT về việc quyết định đầu tư tài chính của Cty hay không. Nhiều cổ đông bức xúc trước sự thiếu trách nhiệm này, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi là Investip chỉ có vốn điều lệ 8 tỉ đồng và không có quỹ thặng dư thì lấy đâu ra nguồn tiền 12,9 tỉ để mua cổ phiếu. Trong trường hợp DN này lấy số tiền chưa nộp trả ngân sách để đầu tư chứng khoán và bị lỗ thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

 

                                                                         Theo Báo LĐ

 

 


Các tin khác

CCB Nguyễn Tiến Luật, tiểu khu Đoàn kết, TT Đà Bắc (Đà Bắc) chăm sóc đàn gà của gia đình.
Nông dân xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc (Yên Thủy) mở rộng diện tích khoai lang Nhật.
Ảnh minh họa.
Không có hình ảnh

 Mở lớp khuyến nông-lâm và trồng trọt tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 27/11, trường Trung học KT-KT hòa Bình khai giảng 2 lớp khuyến nông-lâm và trồng trọt K13, hệ chính quy với tổng số 110 học sinh tại huyện Tân Lạc, trong đó lớp KN-KL có 60 học sinh, lớp trồng trọt 50 học sinh.

Dồn sức xử lý nợ đọng thuế

(HBĐT) - Tính đến giữa tháng 11/2011, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nợ đọng tiền thuế trên 114 tỉ đồng (trên 103 tỷ đồng nợ có khả năng thu), bằng 8% tổng thu ngân sách.

Hiệu quả cho vay chương trình giải quyết việc làm

(HBĐT) - Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, CNH của tỉnh ta diễn ra nhanh chóng, nhiều vùng SXNN đã chuyển thành KCN. Theo đó, số lao động trong nông nghiệp nông thôn thiếu việc làm ngày càng tăng. Giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

90 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Văn hóa thương mại Tân Lạc 2011

(HBĐT) - Từ ngày 26/11 – 1/12, tại sân vận động xã Phong Phú, Trung tâm XTTM tỉnh phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Hội chợ Văn hóa Thương mại năm 2011.

Khai thác 2.300 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Tỉnh có 136 hồ chứa thủy lợi có diện tích từ 5 ha trở lên, trên 8.000 ha mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình, cùng các sông, suối, khe lạch, ao, hồ có thể đưa vào khai thác để nuôi trồng thủy sản.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,18%

(HBĐT) - Chỉ số giá tiêu dùng tỉnh tháng 11 tăng nhẹ (0,18%), tăng 15,46% so với cùng kỳ và tăng 14,05% so với tháng 12 năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục