Đó là khẳng định của bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn báo chí về số vốn ODA mà các nhà tài trợ có thể cam kết dành cho Việt Nam tại cuộc họp báo được tổ chức hôm qua 30-11, trước thềm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam 2011 (CG 2011).

 

Cũng giống như với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đăng ký vào Việt Nam, vốn ODA cam kết là thông tin từng được chờ đợi nhiều nhất ở mỗi hội nghị CG cuối năm. Điều khác biệt chỉ là vốn FDI được đăng ký, “vào” khi nào, bao nhiêu là điều không thể đoán định được, trong khi khoản ODA cam kết thường là khá chắc chắn.

Dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc, con số này đã liên tục gia tăng trong nhiều năm qua. Nhiều kỳ vọng đang được đặt vào tân Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, dẫu biết rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn chung, các đối tác phát triển cũng phải giải quyết nhiều vấn đề nội bộ...

Thế nhưng, đại diện nhà tài trợ đa phương lớn nhất cho Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã đưa ra một góc nhìn khác. Bà cho biết, vấn đề cốt lõi của các Hội nghị CG tại Việt Nam đã không còn là huy động tối đa nguồn lực cho phát triển mà hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hợp tác, hiệu quả sử dụng đồng vốn ODA. Điều quan trọng hơn đối với Việt Nam bây giờ chính là sự hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực, hội nhập sâu rộng hơn; nền kinh tế mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.

Với tư cách là quốc gia đã có mức thu nhập trung bình, viện trợ chính thức tuy vẫn cần thiết cho Việt Nam nhưng không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu nữa. Mặc dù cộng đồng các nhà tài trợ vẫn khẳng định sẽ đồng hành với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế - xã hội nhưng rất có thể sẽ không có con số cụ thể nào được đưa ra.

Có lẽ điều này cũng đã lý giải nội dung quan trọng nhất sẽ được bàn thảo tại Hội nghị CG lần này là tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là tái cấu trúc đầu tư công. Khu vực tài chính ngân hàng cũng sẽ được các nhà tài trợ quan tâm đặc biệt với mục tiêu cải cách để nâng cao giá trị vốn hóa và xử lý nợ xấu một cách khôn ngoan…  

 

                                                                           Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục