Sau khi Viện Dược liệu - Bộ Y tế có kết luận về việc nấm lim xanh không độc hại, có thể dùng để chữa bệnh đã có nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo mắc bệnh hiểm nghèo trông ngóng vào "phép mầu kỳ diệu" từ loại nấm này. Tuy nhiên, cũng có không ít kẻ buôn bán nấm lim xanh giở thủ đoạn lừa đảo để trục lợi bằng cách buôn nấm giả để kiếm lời.

 

Đã gần một năm trôi qua, kể từ ngày Viện Dược liệu - Bộ Y tế có văn bản phúc đáp Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, xác định nấm lim xanh không độc hại, có thể khuyến nghị người dân dùng theo hướng dẫn đã có trong các tài liệu chính thống về dược liệu y học cổ truyền và hứa sẽ nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học của mẫu nấm để xác định tác dụng chữa bệnh của nó.

Thế nhưng, cho đến nay dường như Viện Dược liệu đã bỏ quên lời hứa. Trong khi đó, dư luận và đặc biệt là những người mắc bệnh hiểm nghèo, cứ trông ngóng vào "phép mầu kỳ diệu" từ nấm lim xanh để chữa bệnh. Và, cũng đã có không ít kẻ buôn bán nấm lim xanh giở thủ đoạn lừa đảo để trục lợi.

Lần theo địa chỉ cung cấp qua điện thoại của chị Cao Thị Bích Nhuận (53 tuổi), đang công tác ở Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình, chúng tôi tìm đến nhà chị Thuận ở xóm Bưu điện, Tiểu khu 2, phường Đông Phú, TP Đồng Hới. Ra đón chúng tôi là người đàn ông có nước da ngăm đen, thú thật, nếu không có sự giới thiệu của chị Thuận, chúng tôi cũng khó thể tin được ông ta đang mắc bệnh nan y, với một khối u ác tính trong gan. Người đàn ông tên là Lê Văn Minh (59 tuổi), cũng là chồng chị Nhuận...;

Mở đầu câu chuyện, ông Minh phấn khởi bảo: "Gần 4 tháng qua, tôi sử dụng nấm lim xanh sắc lấy nước uống, phối hợp cùng thuốc tây nên căn bệnh xơ gan và viêm gan B quái ác dường như thuyên giảm một cách rõ rệt. Tôi thấy sức khỏe của mình dần phục hồi".

Kết quả của đợt khám gần đây nhất, vào đầu tháng 11/2011, tại Bệnh viện Trung ương Huế, xác định: Thể trạng tăng được 4kg. Siêu âm phát hiện khối u một bề vẫn giữ nguyên kích thước 7,6cm; nhưng bề kia lại giảm hơn 10mm; đặc biệt men gan hạ đến mức lý tưởng. Nhiều bác sỹ của bệnh viện cũng ngạc nhiên khi virus viêm gan B của ông Minh đã âm tính... Hiện nay, ông Minh ăn uống, ngủ cũng trở lại bình thường như khi chưa có bệnh...

Không chỉ trường hợp ông Minh, sau khi Báo CAND - Chuyên đề ANTG điều tra phản ảnh việc một số thanh niên ở xã Tiên Hiệp, mắc bệnh hiểm nghèo lên rừng Suối Bùn tìm nấm lim xanh về sắc lấy nước uống chữa bệnh, nhiều bệnh nhân từ các nơi đã tìm về Tiên Phước mua nấm lim xanh uống cầu may.

Dược sĩ, Phó Giám đốc Nguyễn Như Chính (ngồi giữa) và các thành viên Sở Y tế tỉnh Quảng Nam kiểm tra nấm lim xanh.

Trước tình trạng đó, chúng tôi cũng đã liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam lập đoàn kiểm tra đối với sự việc này; đồng thời vận động anh Nguyễn Đình Hoa trực tiếp giao cho Dược sĩ Nguyễn Như Chính - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, 3kg nấm lim xanh lấy từ rừng Suối Bùn, chuyển cho Viện Dược liệu kiểm tra chất lượng và tác dụng sinh học, xác định có phải nấm lim xanh chữa được bệnh hiểm nghèo hay không.

Đến ngày 10/1/2011, Viện Dược liệu có văn bản trả lời Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết, mẫu nấm lim xanh lấy ở rừng Suối Bùn là nấm linh chi mọc trong tự nhiên. Loài nấm này có thể khuyến nghị người dân sử dụng theo hướng dẫn của các tài liệu về y học cổ truyên như đã nêu trong một số cuốn sách. Còn nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh khác (bệnh hiểm nghèo) như lời đồn đại hay không phải có nghiên cứu khoa học chứng minh mới kết luận được.

Viện trưởng Viện Dược liệu, TSKH. Nguyễn Minh Khởi khẳng định trong văn bản: Viện Dược liệu sẽ tiếp tục trao đổi với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam khi có kết quả nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học của nấm lim xanh. Tuy nhiên, cho đến nay, hàng trăm trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo đang chờ vào "phép mầu kỳ diệu" từ nấm lim xanh vẫn phải ngóng trông vào lời hứa của người có trách nhiệm của Viện Dược liệu.

Điều đáng quan tâm, trong khi những người có trách nhiệm của ngành Y tế im lặng, thì đã có hiện tượng con buôn lợi dụng thông tin ít ỏi về nấm lim xanh để mua bán nấm trục lợi trên thân xác người bệnh. Việc rao bán nấm lim xanh bát nháo không chỉ diễn ra ở xã Tiên Phước, mà còn xuất hiện tràn lan trên mạng điện tử. Nhiều người còn đứng ra thành lập hẳn công ty bán nấm lim xanh, cạnh tranh giá cả ì xèo. Thậm chí, có kẻ tự nhận là hậu duệ của một danh sư thời xưa có bài thuốc gia truyền chữa bệnh ung thư bằng nấm lim xanh để lừa người bệnh tới mua nấm của công ty do mình lập ra (?!).

Hiện nay, nấm lim xanh ở rừng Suối Bùn, Tiên Phước đã cạn kiệt. Kiếm được nấm lim xanh khó như tìm trầm. Thực tế, đã có nhiều công ty bán nấm lim xanh cử nhân viên tới xã Tiên Hiệp nhờ người dân địa phương thu gom tất tần tật các loại nấm trong rừng... mang về băm vằm trộn lại, phơi khô bán cho họ giá rẻ, rồi họ tung ra thị trường bán lại cho người bệnh giá cao. Đề nghị mọi người cần cảnh giác, kẻo mua phải "nấm dỏm" để rồi tiền mất, tật mang... 


                                                    Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, tập đoàn Viettel cũng các sở, ngành địa phương làm lễ khởi công xây dựng tòa nhà Viettel tại Hòa Bình.
Nhóm nông hộ 2 xóm Đóng, Lồ của xã Phong Phú kiểm tra, đánh giá triển vọng giống ĐTL2 tại ruộng sản xuất.
Không có hình ảnh

Giải mã kịch bản kinh tế VN năm 2012

Nhấn mạnh đến việc tái cấu trúc nền kinh tế đang nhận được sự đồng thuận cao, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS Trần Du Lịch cho rằng đó là thế mạnh lớn nhất mà nền kinh tế VN có được trong năm 2012.

Tập đoàn kinh tế nhà nước: Tạm ngừng thành lập mới

Trong giai đoạn thí điểm, đã có 12 tập đoàn kinh tế, tài chính lớn ra đời, nắm giữ tới 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng số vốn chủ sở hữu và gần 40% số lao động trong khu vực DNNN.

Thủy sản là lĩnh vực mũi nhọn trong giai đoạn 2011- 2015

Với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011 – 2015, năm 2011, nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đã phát huy lợi thế của ngành sản xuất kinh doanh này.

Thung Nai (Cao Phong): Đưa chính sách tín dụng vào cuộc sống

(HBĐT) - Xã Thung Nai, Cao Phong có 6 tổ TK&VV hoạt động từ năm 2003, qua gần 9 năm, đến nay tổ có 49 tổ viên tham gia sinh hoạt và vay vốn ưu đãi từ NHCSXH, trong đó có chương trình cho vay HS-SV được triển khai cho vay đúng đối tượng, mang lại hiệu quả cho bà con.

Năm 2011, bình quân lương thực ước đạt 450 kg/người/năm

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, năm 2011, sản lượng lương thực cây có hạt toàn tỉnh ước đạt 361.995 tấn, tăng 23.374 tấn so với năm 2010, vượt 5% kế hoạch. Như vậy, bình quân lương thực đầu người năm 2011 đạt khoảng 450 kg/người/năm.

DNNN chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt !

Đó là khẳng định tại Hội nghị tổng kết 10 năm đổi mới DNNN do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, diễn ra hôm qua 8.12 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục