Nông dân xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) chuyển diện tích đất trồng lúa sang sản xuất rau hữu cơ cung cấp cho thị trường Hà Nội.
(HBĐT) - Phát triển thành vùng sản xuất rau hữu cơ phục vụ cho các tỉnh lân cận và Hà Nội là một trong những định hướng tốt, phát huy được lợi thế của tỉnh. Hướng đi thành công của HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) là bước khởi đầu để tỉnh ta xác định lợi thế so sánh của mình, nghiên cứu và đưa vào chiến lược phát triển sản xuất hàng hoá rau hữu cơ tại địa phương.
Trong tiết trời se lạnh, chúng tôi lại có dịp trở lại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), nơi cuộc sống của những người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn giờ đang đã có những bước chuyển đổi nhanh chóng trong sản xuất nông nghiệp. Dẫn chúng tôi qua khu ruộng trên 6.000 m2 trước đây là đất lúa nay chuyển sang trồng đủ thứ rau màu chuyên cung cấp cho thị trường Hà Nội, ông Nguyễn Đức Xưởng, Chủ nhiệm HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tâm sự: Từ khi chuyển sang trồng rau hữu cơ, thu nhập tăng lên đáng kể. Bình quân, một người mỗi tháng thu nhập trên dưới 2 triệu đồng/sào đất ruộng, gấp vài lần lúa.
HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng được thành lập trong năm 2011 với 13 hộ nông dân, đến nay tăng lên 16 hộ. Mô hình này đã được nhiều chuyên gia đánh giá là kiểu mới và là đầu tiên trên cả nước. Sản phẩm của HXT là rau hữu cơ do các xã viên trồng và chăm sóc dưới sự giám sát, tư vấn của các chuyên gia IPSARD và được hệ thống các công ty bao tiêu sản phẩm cung cấp cho thị trường Hà Nội. Với diện tích khoảng 6.000 m2, HTX sản xuất trên 77 tấn rau hữu cơ cung cấp cho thị trường mỗi năm.
Dẫn chúng tôi qua khu ruộng trên 6.000 m2 trước đây là đất lúa nay chuyển sang trồng đủ thứ rau màu chuyên cung cấp cho thị trường Hà Nội, ông Nguyễn Đức Xưởng, Chủ nhiệm HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tâm sự: Từ khi chuyển sang trồng rau hữu cơ, thu nhập tăng lên đáng kể. Bình quân, một người mỗi tháng thu nhập trên dưới 2 triệu đồng/sào đất ruộng, gấp vài lần lúa.
HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng được thành lập trong năm 2011 với 13 hộ nông dân, đến nay tăng lên 16 hộ. Mô hình này đã được nhiều chuyên gia đánh giá là kiểu mới và là đầu tiên trên cả nước. Sản phẩm của HXT là rau hữu cơ do các xã viên trồng và chăm sóc dưới sự giám sát, tư vấn của các chuyên gia IPSARD và được hệ thống các công ty bao tiêu sản phẩm cung cấp cho thị trường Hà Nội. Với diện tích khoảng 6.000 m2, HTX sản xuất trên 77 tấn rau hữu cơ cung cấp cho thị trường mỗi năm.
Ngoài HTX xóm Mòng, trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có trên 10 tổ, đội đã nhiều năm thí điểm mô hình trồng rau hữu cơ tại một số xã. Lợi thế của việc chuyển đổi từ lúa sang trồng rau hữu cơ đã tiết kiệm được chi phí mua phân bón, thuốc trừ sâu, đồng thời tận dụng được nguồn phân xanh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cho ra thị trường sản phẩm sạch, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm được duy trì ổn định, với giá thu mua cao hơn nhiều so với sản phẩm rau thông thường.
Nói về mô hình trồng rau sạch an toàn trên địa bàn, anh Nguyễn Đức Xưởng cho biết thêm: Việc trồng rau sạch mang lại lợi nhuận cao cho nông dân nhưng muốn nhân rộng, phát triển thì không dễ. Việc chuyển đổi từ sản xuất lúa sang trồng rau quả là một bước tiến dài trong tư duy làm ăn. Nhiều người biết là thu nhập cao nhưng thực tế không nhiều người muốn chuyển đổi bởi sợ thức khuya, dậy sớm. Hơn nữa, trồng rau sạch có quy trình chăm sóc nghiêm ngặt và đầu tư chi phí tốn kém nhiều hơn. Cũng theo anh Nguyễn Đức Xưởng, đến thời điểm này, nhiều hộ nông dân đã thấy rõ những lợi ích về kinh tế và có nguyện vọng tham gia HTX nên trong thời gian tới, HTX sẽ rà soát lại và đưa những hộ mới vào nhằm xây dựng thương hiệu và mạng lưới sản xuất, tiêu thụ rộng khắp. Qua đó, tạo điều kiện khai thác lợi thế sản xuất rau màu của người dân xóm Mòng nói riêng và địa bàn huyện Lương Sơn nói chung. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong sử dụng rau hữu cơ hàng ngày. Đồng thời, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động và điều quan trọng nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long được xây dựng nhằm truyền tải hết công suất từ các nhà máy điện khu vực Tây Nguyên là Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 & 6A và Đắk R’Tih bằng cấp điện áp 220kV vào hệ thống điện Quốc gia trong giai đoạn 2012-2020.
(HBĐT) - Ngày 6/1/2012, BQL dự án phát triển lâm nghiệp (Kfw7) Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đến dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, BQL dự án các huyện, thành phố và các xã tham gia dự án.
(HBĐT) - Chiều ngày 6/1, tại huyện Cao Phong, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển hệ thống Nông nghiệp đã phối hợp với các đơn vị sở KH & CN, sở Nông nghiệp & PTNT, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá chất lượng cảm quan và lựa chọn mẫu lô gô mía tím Hòa Bình. Tham dự có đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, đại biểu 7 huyện vùng mía tím trên địa bàn tỉnh (bao gồm Cao Phong, Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc, Lương Sơn).
(HBĐT) - So với cách đây ít năm, khi mới được công nhận thành phố trực thuộc tỉnh, diện mạo đô thị của thành phố Hòa Bình ngày càng khởi sắc, xuất hiện ngày càng nhiều khu kinh doanh, buôn bán sầm uất tập trung, những điểm vui chơi, giải trí tấp nập. Cùng với tốc độ phát triển chung, ngành thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, điểm nhấn quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của thành phố.
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông có diện tích hơn 19.200 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 16.800 ha được chia ra thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với 12.700 ha, phân khu phục hồi sinh thái 4.100 ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất khác nằm trải dài trên 7 xã ở 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, huyện Lương Sơn đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, khuyến khích ưu đãi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển CN -TTCN. Kết quả thực tiễn đã cho thấy, CN-TTCN Lương Sơn đã và đang tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ cả chất và lượng.