Sau một thời gian dài được xây dựng, dự thảo quy định yêu cầu hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng (NH) đến nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Khả năng hấp thụ của các ngân hàng trong nước với các quy định này được coi là thách thức hiện thực hoá yêu cầu trên đây.
Siết chặt quản lý rủi ro
Với sự hỗ trợ của GIZ (đại diện Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế của Chính phủ Đức), dự thảo thông tư quy định về yêu cầu đối với hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động NH thực tế được NHNN hoàn thiện và chính thức công bố, lấy ý kiến rộng rãi từ giữa tháng 3.2011. Vào thời điểm đó, có nhiều dự báo được đưa ra về khả năng dự thảo trên đây sớm được chỉnh sửa hoàn thiện cũng như các quy định của nó nhanh chóng được đưa vào áp dụng trong thực tế.
Sở dĩ như vậy là bởi theo ông Hoàng Đình Thắng - Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NH, sự cần thiết của việc ban hành thông tư này là thực hiện theo những quy định của Luật NHNN năm 2010 (kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và NH với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát NH) và Luật các TCTD năm 2010 trong đó TCTD phải ban hành quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của mình.
Ngoài các yêu cầu xuất phát từ Luật NHNN và Luật các TCTD, thực tế dựa trên những điều chỉnh của Ủy ban Giám sát NH (Basel) vào 25 nguyên tắc giám sát hiệu quả cũng như những quy định mới về năng lực quản trị rủi ro, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định định tính đưa ra các yêu cầu về quản lý rủi ro. Hơn nữa, kết quả đánh giá chất lượng quản lý rủi ro sẽ là cơ sở quan trọng để xếp hạng TCTD. Trong khi đó tại VN, theo Cơ quan Thanh tra giám sát NH, kết quả thanh tra tại chỗ cũng cho thấy trong hoạt động NH, phần lớn các tổn thất xuất phát từ nguyên nhân thiếu mức độ đầy đủ của quản lý rủi ro, có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm soát rủi ro. Bên cạnh đó có sự thiếu hụt các phương pháp và cơ chế nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro cũng như cơ chế báo cáo thiếu hiệu quả.
Ảnh: Giang Huy. |
Ngân hàng lo ngại?
Sau một thời gian dài dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, ông Hoàng Đình Thắng chia sẻ, cơ quan này đến nay nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía các ngân hàng và điều này cho thấy mức độ quan tâm đối với các quy định trong dự thảo này. “Trong đó cũng có nhiều NH tỏ ra lo lắng và đề nghị kéo dài thời gian thực hiện” – ông Hoàng Đình Thắng trao đổi. Khả năng đáp ứng và thực hiện đồng loạt của hệ thống NH đối với các quy định cụ thể của dự thảo nói trên trong trường hợp thông tư có hiệu lực dễ hiểu vẫn là điều còn quan ngại.
Cho đến nay, mới có duy nhất một NH công bố thực hiện thành công dự án yêu cầu tối thiểu về quản lý rủi ro nhằm đáp ứng dự thảo thông tư trên đây của. Tuy nhiên để thực hiện thành công dự án này, theo Giám đốc khối Quản lý rủi ro Maritime Bank - ông Oliver Schwarzhaupt, NH phải cần tới 6 tháng. Chưa kể để đảm bảo các yêu cầu tối thiểu được nêu trong dự thảo của NHNN vốn tập trung vào các yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, nhà băng trên phải xây dựng các chính sách, quy trình và công cụ cụ thể cho hai loại rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động cũng như cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế của Hãng McKinsey.
Trong báo cáo trước NHNN, MartimeBank cho hay, yêu cầu tối thiểu về quản lý rủi ro của NH này bao quát toàn bộ những nội dung của quản lý rủi ro như khung, chiến lược, quy trình/chính sách và báo cáo rủi ro. Dự án cũng tăng cường cấu trúc quản trị NH bao gồm trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao, cấu trúc các ủy ban liên quan về quản lý rủi ro cũng như nâng cao chất lượng của hệ thống báo cáo cho các loại rủi ro theo tần suất ngày, tháng, quý và năm. Đi kèm dự án này, các hoạt động quản lý rủi ro tại NH được hệ thống Kondor+ hỗ trợ để thiết lập và giám sát các hạn mức khác nhau. Phần mềm giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động phát sinh từ công việc thủ công bằng việc tự động kiểm soát các hạn mức, trạng thái online, tính toán lãi lỗ tạm tính và tự động quản lý dòng tiền.
Hệ thống quản lý rủi ro này, theo ông Hoàng Đình Thắng, có thể sẽ tiếp tục hoàn thiện và ngăn ngừa được tối đa những rủi ro không lường trước. Song đó là với một NH thuộc nhóm 12 NH lớn nhất VN, chi phối tới 85% thị phần trong toàn hệ thống. Khả năng đáp ứng của số đông các NH quy mô nhỏ còn lại với các yêu cầu tối thiểu trên trong trường hợp thông tư chính thức có hiệu lực lại là một câu chuyện khác.
Theo LaoDong
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông có diện tích hơn 19.200 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 16.800 ha được chia ra thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với 12.700 ha, phân khu phục hồi sinh thái 4.100 ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất khác nằm trải dài trên 7 xã ở 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, huyện Lương Sơn đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, khuyến khích ưu đãi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển CN -TTCN. Kết quả thực tiễn đã cho thấy, CN-TTCN Lương Sơn đã và đang tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ cả chất và lượng.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (4 – 5/1), Liên sở Công Thương, Tài chính đã thành lập đoàn kiểm tra tình hình chuẩn bị và triển khai phương án bình ổn giá tại các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của tỉnh.
Dù sớm triển khai các giải pháp chống nghẽn, chống tắc cho máy ATM nhưng dự báo dịp tết này các ngân hàng (NH) sẽ tiếp tục ca lại điệp khúc tắc và nghẽn.
Sáng nay 5.1, giá vàng trong nước có xu hướng ngược chiều với giá vàng thế giới. Hiện tại, giá vàng SJC được niêm yết giảm nhẹ khoảng 150 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch sáng hôm qua.
Năm 2011, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may và da giày Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.