Mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả phù hợp... là lý do khiến nhiều người tiêu dùng Việt có xu hướng quay trở lại chọn các sản phẩm gốm sứ nội địa. Các thương hiệu gây nhiều chú ý hiện như gốm Minh Long, Bát Tràng, Cường Phát...
Với tâm lý hàng nhập mới là đồ tốt, trước đây, gia đình chị Yến ở Tân Mai, Hà Nội vẫn thường bỏ không ít tiền để sắm bát, đĩa gia dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc. Song, tình cờ một lần ghé chơi nhà cô bạn, chị Yến mới hay, những món đồ đó hóa ra đều là hàng Trung Quốc, được bạn chị mua với giá khá rẻ. "Chất men nhìn ở ngoài thì sáng, đẹp thật, nhưng dùng hàng ngày, mình cũng thấy chúng mỏng, giòn nên dễ vỡ lắm", chị Yến nói.
Từ đó, chị Yến chuyển sang xài hàng trong nước có giá cả mềm hơn, mẫu mã cũng không hề thua kém. "Chỉ tầm một triệu đồng là được một bộ ấm chén đẹp long lanh, khách đến nhà mình chơi ai cũng tưởng ông xã mua ở nước ngoài về. Được cái, chúng không bị đóng cặn chè, cà phê, dùng hơn một năm vẫn mới, không bị xây xước gì", chị Yến nói.
Gốm sứ trong nước được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Ảnh minh họa. |
Còn chị Phượng, nhân viên hành chính của một công ty ở Hà Nội, từ khi nghe chuyện phát hiện lẫn tạp chất chì và cadmium có khuynh hướng gây độc cho người tiêu dùng trong đồ gốm Trung Quốc thì lo lắng, quay ra trung thành với đồ nội. "Đi đâu cũng thấy mác ngoại, nhưng Hàn Quốc, Đài Loan mình cũng sợ, cứ hàng Việt, xuất xứ, địa chỉ rõ ràng là yên tâm mua", chị chia sẻ.
Theo giới kinh doanh các sản phẩm gốm sứ tại Hà Nội, nếu như trước đây ở hầu hết các chợ, hàng Trung Quốc chiếm lĩnh nhờ giá rẻ, mẫu mã phong phú. Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, hàng nội được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn.
Chị Huệ, chủ một cửa hàng trên phố Hàm Long tiết lộ, từ cuối năm 2010 đến nay, doanh thu từ việc bán sản phẩm trong nước chiếm đến 50%, con số này tăng gần gấp đôi so với những năm trước đó. Trong đó, gốm, sứ cao cấp như Minh Long được nhiều người chọn do hoa văn, họa tiết sắc sảo, không bong tróc, không bị mờ, màu sắc thanh nhã tự nhiên.
"Giá cao hơn khoảng 20% so với hàng Trung Quốc nhưng vẫn rẻ hơn hàng Hàn Quốc, Nhật Bản mà chất lượng tốt, an toàn, bền, mẫu mã cải tiến đẹp, ai nhìn qua lúc đầu cũng tưởng hàng nhập ngoại. Vì thế, cửa hàng bán chạy lắm, mua làm quà biếu hay dùng đều thích hợp", chị Huệ nói.
Khảo sát của VnExpress.net tại một số chợ đầu mối như Đồng Xuân, Thành Công, Ngã Tư Sở cho thấy, các sản phẩm hàng Trung Quốc đang có xu hướng giảm dần về số lượng. Lý do là, người tiêu dùng không còn mấy mặn mà, dù rằng các sản phẩm này được chào bán với giá khá mềm.
Hiện một chiếc bát ăn được chào giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng, ca cốc giá chưa đến 50.000 đồng mỗi chiếc, ấm chén có giá dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng một bộ, có khi lên đến hàng triệu tùy theo chất lượng và độ tinh xảo. Một số sản phẩm ngoại nhập khác xuất sứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản có giá đắt hơn từ vài chục nghìn đến hơn một trăm nghìn mỗi sản phẩm cũng được bày bán tại đây.
Anh Hải, kinh doanh tại chợ Thượng Đình, Hà Nội cho biết bán hàng nội địa, lãi bình quân chỉ khoảng 20%, trong khi với đồ Trung Quốc, Hàn Quốc... anh lãi từ 30% đến 50%. Nhưng do thời gian gần đây, hàng Trung Quốc bán khá chậm, nên dù lãi ít anh vẫn nhập chủ yếu là sản phẩm trong nước, kiếm doanh thu theo tiêu chí số lượng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc công ty gốm sứ Minh Long 1 cho hay, sản phẩm sứ chất lượng cao không chỉ trắng, tròn, trong và mỏng, mà còn phải thỏa mãn độ bền cơ học và đặc biệt là phải tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Sản phẩm sành sứ, sau khi tráng men vẫn có những lỗ nhỏ tạo thành độ nhám trên bề mặt sản phẩm mà mắt thường không thấy được, chỉ có đồ sứ có công nghệ Nano mới lấp được nhẵn mặt men làm cho dầu mỡ, bụi bẩn khó bám được. Sử dụng sản phẩm sứ cao cấp bền hơn các loại sứ thường gấp 5-10 lần.
Ngoài ra, chất lượng tốt còn ở vị trí mỏng có thể thấu quang, ánh sáng mạnh có thể xuyên qua được. Màu sắc trắng sáng, không bị xám. Độ tròn hoàn thiện, dùng sản phẩm này úp lên sản phẩm kia vừa khít. Khi gõ vào sứ cao cấp, tiếng kêu lảnh lót, gần với tiếng kêu của kim loại. Hoa văn trên đó nhã nhặn, sắc sảo, tự nhiên mà không hề bong tróc vì được nung ở nhiệt độ cao.
"Áp dụng công nghệ Nano với chất men nên chất chát của trà, dầu mỡ, cà phê không bám được. Khi dùng sứ đun thức ăn lâu hỏng, tốt cho sức khỏe, sờ vào cảm thấy mát lạnh, giữ nhiệt độ thức ăn ổn định", ông Minh tư vấn.
Ông Phùng Văn Hữu, Trưởng ban quản lý chợ Bát Tràng cũng cho rằng xét về mẫu mã, hàng Trung Quốc phong phú, bắt mắt hơn nhưng do sản xuất dây chuyền dập khuôn nên đều đều như nhau. Trong khi đó, sản phẩm Việt lại có bản sắc riêng. "Người Việt dùng hàng Việt, gốm sứ nội hiện rất tốt và được cải tiến nhiều về hình thức, giá vừa phải nên người tiêu dùng nên ưu tiên lựa chọn", ông Phùng Văn Hữu khuyến cáo.
Theo VnExpress
Đã vào cao điểm chi trả lương thưởng tết cho người lao động. Tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, từ 16g trở đi công nhân rồng rắn xếp hàng tại các trụ ATM.
(HBĐT) - Tính đến ngày 15/1, toàn tỉnh đã thu hoạch được 1.850 ha rau, đậu, thực phẩm, 256 ha ngô đông, 1.450 ha dong giềng, 6.584 ha mía. Sau khi thu hoạch vụ đông, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con đã làm đất được 5.955 ha đất, gieo mạ được 181 tấn, trong đó 135 tấn lúa thuần, 46 tấn lúa lai. Toàn tỉnh đã cấy được 35 ha lúa.
(HBĐT) - Những ngày áp Tết, gia đình nào cũng tấp nập mua sắm để mong có một cái Tết tươm tất, làm cho không khí mua bán hàng hoá tại các chợ, trung tâm thương mại trong tỉnh sôi động hơn. Đặc biệt nhóm mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu được người dân quan tâm hơn.
(HBĐT) - Với diện tích trên 800m2, ông Nguyễn Văn Xỏn ở xóm 5, xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình) đã cải tạo trồng đủ các loại rau như: su hào, cải bắp, khoai tây, đậu leo, cải Đông Dư... Trung bình mỗi ngày, ông xuất bán ra thị trường từ 20 -30 kg rau xanh. Giá bán mỗi loại khác nhau, cải trắng giá 4.000 đồng/kg, cải Đông Dư 6.000 đồng/kg, đậu quả 20.000 đồng/kg. ông Xỏn cho biết: Với nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn, giá cả cũng tăng nên mặt hàng rau xanh cũng được giá, có ngày gia đình thu gần 500.000 đồng.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại liên tục, từ ngày 9/1/2012 đến nay đã có 16 con trâu, bò chết rét (chủ yếu trâu, bò già yếu, bê, nghé) tại các xã Xuân Phong, Bình Thanh, Yên Thượng, Tây Phong, huyện Cao Phong. Chi cục Thú y phối hợp với UBND huyện, xã đi kiểm tra và tăng cường công tác phòng chống rét cho đàn gia súc.
(HBĐT) - Với phương châm kiên quyết “không để người dân, hộ gia đình nào không có Tết”, huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn kiểm tra, nắm tình hình đời sống nhân dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Huyện đã tặng 1.708 suất quà cho các đối tượng chính sách, 33 suất quà cho các nạn nhân chất độc da cam; Hội CTĐ, UBMTTQ huyện tặng 150 suất quà, 16 con bò cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.