Công ty xi măng X18, con chim đầu đàn trong sản xuất công nghiệp ở huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Đón xuân Nhâm Thìn, người dân Yên Thủy vui lắm, không chỉ trung tâm thị trấn huyện mà các xã vùng sâu, vùng xa như Lạc Lương, Lạc Sỹ đều rực rỡ, băng rôn, khẩu hiệu “Mừng Đảng, mừng đất nước, mừng xuân”.
Từ các KDC đến các bản làng người người, nhà nhà cùng hồ hởi, tất bật sắm sanh để không khí đón xuân thật tươi vui, đầm ấm. “Tống cựu, nghênh tân”, chia tay năm cũ , bước vào năm mới cũng là dịp để người dân Yên Thủy nhìn lại 365 ngày với biết bao lo toan, nhọc nhằn, vất vả và những thành công mang nặng ân tình từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của cấp ủy, chính , sức mạnh đoàn kết, gắn bó của cả cộng đồng.
Ai cũng nhớ, dịp đầu năm Tân Mão cùng cả tỉnh, Yên Thủy lao đao vì mạ vàng, mạ úa và hàng trăm con trâu, bò bị quỵ ngã do rét đậm, rét hại kéo dài. Đồng đất khô cằn do hạn hán. Cấp ủy, chính quyền và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh không tránh lúng túng giá khi cả các loại hàng hóa tăng cao và thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công…Nhưng nhờ quán triệt kịp thời, nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, nhạy bén của UBND huyện, sự phối hợp của các cấp, ngành cùng tinh thần quyết tâm cao của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và nhân dân trên địa bàn, kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội được đảm bảo, QP-AN ổn định và giữ vững.
Dù phải ứng phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết nhưng năm 2011, hầu hết diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ lực ở Yên Thủy đều tăng so với năm 2011. Trong đó, diện tích lúa tăng 4,41%, năng suất bình quân đạt 45,6 tạ/ha, diện tích ngô tăng 7,08%, năng suất bình quân đạt 39,13 tạ/ha. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất tập trung với 1.240 ha mía ở Yên Lạc, Đa Phúc, Hữu Lợi, 1.938 ha lạc ở Phú Lai, Yên Trị, Đoàn Kết. Với sản lượng mía nguyên liệu đạt 599,84 tạ/ha, Yên Thủy trở thành vùng nguyên liệu ổn định của Công ty CP mía đường Việt - Đài và Công ty mía đường Hòa Bình.
Năm Tân Mão cũng đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của Yên Thủy trong thực hiện các chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là tận dụng có hiệu quả lợi thế của đường Hồ Chí Minh và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để từng bước đẩy mạnh thu hút đầu tư. Trong năm đã làm mới 58,9 km đường liên xã, 11,8 km đường liên xóm, cứng hóa bằng bê tông xi măng 10 km đường GTNT đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn. Từ đó, giá trị sản xuất CN-XD năm 2011 của huyện đạt 306,2 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước với các sản phẩm chủ lực là đá xây dựng, gạch bê tông, may mặc, gia công cơ khí. Những tín hiệu vui đang đến với Yên Thủy là đầu xuân Nhâm Thìn (quý I/2012), Nhà máy xi măng X18 (xã Ngọc Lương) công nghệ lò quay, công suất 1.000 tấn clanhke/ngày và Nhà chế biến ván sợi ép của Công ty TNHH MDF Vinafor Tân An Hòa Bình (KCN Lạc Thịnh) sẽ hoàn thành đi vào hoạt động là dấu ấn quan trọng trên đà phát triển công nghiệp của huyện. Đặc biệt, trung tuần tháng 11/2011, Tập đoàn BTG Slovensko được trao giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư hạ tầng KCN Lạc Thịnh trên diện tích 200 ha với tổng vốn đầu tư 45,5 triệu USD. Khi hạ tầng cơ sở hoàn thành Tập đoàn sẽ đầu tư khoảng 378 triệu Euro để xây dựng các nhà máy ở nhiều lĩnh vực, mở ra triển vọng mới cho Yên Thủy trong giải quyết việc làm, phát triển thương mại, dịch vụ, thu ngân sách và tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn.
Một năm đã trôi qua trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ và nhân dân Yên Thủy có quyền tự hào bởi 14/15 chỉ tiêu chủ yếu về KT-XH đạt, vượt kế hoạch đã đề ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,52%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đạt 15,34 triệu đồng/người/năm; sản lượng lương thực cây có hạt vượt 2,72%, thu NSNN tăng 8% so với cùng kỳ; tỷ lệ hộ nghèo còn 22,52%, lĩnh vực văn hóa - xã hội ngày càng tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, thế trận QPTD và ANND ngày càng được củng cố vững chắc. Kết quả, thành tích đó là tiền đề vững chắc để huyện Yên Thủy cùng cả tỉnh vươn mình cất cánh trong trong sự nghiệp CNH-HĐH.
Đức Phượng
(HBĐT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả tỉnh hiện có 882 doanh nghiệp và cơ sở chế biến nông, lâm sản ở nông thôn, trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp và 832 cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn...
Kể từ đầu tháng 2, các Cty kinh doanh gas đồng loạt tăng giá gas bán lẻ trong nước thêm 42.000đ/bình 12kg, nâng giá mỗi bình gas đến tay người tiêu dùng (NTD) lên mức 425.000đ - 470.000đ/bình. Như vậy là chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm, giá gas đã tăng thêm 74.000đ/bình.
Mỏ Vàng, xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có gần 800 hộ dân trong xã bị núi cao, vực sâu chia cắt, có diện tích đất rừng rộng hơn 9.000 ha và vài chục ha ruộng nước. Trong "cái khó ló cái khôn", đồng bào nơi này đã lấy cây quế làm hướng đột phá trong sản xuất, trở thành cây làm giàu trên vùng đất dốc...
(HBĐT) - Đến ngày 2/2, toàn tỉnh đã làm đất được 12.000 ha/15.800 ha, đạt 75,94% tổng diện tích cấy lúa. Tiến độ làm đất ở các huyện Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy đạt cao (90% - 100%). Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loại cây trồng, đặc biệt với mạ và lúa mới cấy.
(HBĐT) - Trong tổng số 9 chợ trên địa bàn huyện Lạc Thủy, chợ đầu mối nông sản huyện tại thị trấn Chi Nê là chợ hạng 2 duy nhất có quy mô trên 8.000 mét vuông, riêng diện tích nhà đình là 2.072 mét vuông.
(HBĐT) - Theo Sở Công thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1 ước đạt 634,75 tỷ đồng, tăng 28,23% so với cùng kỳ năm 2011. Sức mua tăng cao hơn vào dịp Tết và tập trung vào nhóm hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng.