Nông dân xã Bình Chân (Lạc Sơn) chăm sóc mía tím chờ sự ổn định của thị trường.

Nông dân xã Bình Chân (Lạc Sơn) chăm sóc mía tím chờ sự ổn định của thị trường.

(HBĐT) - Cây mía tím đã gắn bó với mảnh đất, con người Lạc Sơn hàng chục năm nay, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống, giúp nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo. Thấy được hiệu quả từ cây mía tím, người dân Lạc Sơn đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng mía tím. Thế nhưng, sau những tháng ngày tận hưởng “mật ngọt”, đến thời điểm này, cây mía tím đã bắt đầu có “vị đắng” khi liên tục bị rớt giá. Đến kỳ thu hoạch, không có ai mua...

 

Đến Lạc Sơn những ngày này, tiếp xúc với người dân, chúng tôi mới thấy hết “vị đắng” của mía tím. Những vườn mía xanh mướt, cây chắc nịch, tròn lẳn vẫn đang chờ người mua. Gạt những giọt mồ hôi lăn dài trên má, anh Bùi Văn Tiệp, xóm Cành 1, xã Bình Chân chỉ tay về phía ruộng mía hơn 6.000 m2 của gia đình nói: Những vườn mía kia thời  điểm này năm ngoái mọi người tranh nhau mua, nhưng nay mía đã quá tuổi vẫn chẳng ai thèm ngó tới, cũng đành để  đó chờ đợi, bây giờ có chặt ra cũng chả có ai đến mua. Gia đình anh Tiệp trồng 6.0002  mía tím, trước đây cho thu nhập mỗi năm không dưới 80 triệu đồng /năm, nhưng năm nay thì “lỗ chổng vó”. Anh Tiệp cho biết, anh vẫn còn may mắn là không phải đi vay tiền để đầu tư cho cây mía. Anh Bùi Văn Lịch, ở xóm Cành 1, xã Bình Chân đang đau đầu vì mía không thu hoạch được, trong khi nợ nần chồng chất, gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã. Anh Lịch cho biết: “Đây không phải là năm đầu tiên gia đình tôi đầu tư trồng mía, nhưng chưa thấy năm nào cây mía lại ế ẩm như năm nay. Không có tiền, tôi đành đi vay hơn chục triệu đồng để mua giống, mua phân, trả tiền thuê người làm đất, chăm sóc mía. Thấy ruộng mía tươi tốt từng ngày, vợ chồng tôi vui lắm. Vậy mà, giờ đã đến kỳ thu hoạch nhưng vẫn chẳng thấy ai ngó ngàng tới. Cũng có mấy người đến xem rồi nhưng giá thấp quá. Cứ đà này, gia đình tôi không biết làm sao có tiền để trả nợ. Một thực tế đáng buồn đó là giá mía rẻ nên nhiều người dân bỏ tiền mua mía về cho trâu bò ăn thay cỏ.

 

Từ nhiều năm nay, cây mía tím đã mang lại cho nông dân Lạc Sơn nhiều sự đổi thay đáng kể. So với các loại cây trồng khác như: ngô, sắn, lúa... thu nhập từ cây mía tím cao hơn hẳn và đầu ra của mía tím cũng thuận lợi hơn khi có thị trường tiêu thụ rộng. Giá bán của mía tím cũng tương đối cao, khoáng 3 triệu đồng /sào tùy theo chất lượng mía. Chính vì vậy, cây mía tím nhanh chóng được bà con chọn làm cây trồng chủ lực và nhân rộng diện tích. Những năm trước, việc tiêu thụ mía diễn ra thuận lợi, giá bán cao. Năm nay, chỉ những ruộng mía được thu hoạch trong khoảng thời gian đầu vụ có giá bán tương đối cao. Còn số diện tích mía thu hoạch về sau này, giá rớt thê thảm. Anh Bùi Văn Phan, xóm át, xã Vũ Lâm cho biết: “Nhà mình trồng 4.000m2 mía, năm ngoái cón bán được hơn 3 triệu /sào, năm nay chỉ bán được 2, 5 triệu đồng, trừ chi phí phân bón đã hết mất 2 triệu đồng, coi như làm không công. Việc cây mía tím rớt giá đã tác động trực tiếp đến đời sống của người trồng mía.

 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt giá của cây mía tím như hiện nay là do chất lượng giảm sút, mía Lạc Sơn không được ngọt và chắc thịt như những năm trước đây. Thời gian qua, do ảnh hưởng thời tiết nên chất lượng của cây mía tím cũng bị xuống, tỷ lệ những cây mía đẹp ít dần. Mặt khác, tác động của giá cả phân bón, chi phí vận chuyển, công chăm sóc đều tăng cao nên người dân ít có sự đầu tư, khiến cây mía tím đạt chất lượng thấp. Giao thông đi lại khó khăn cũng là mọt trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến giá mía và việc tiêu thụ mía của huyện.

 

Theo thống kê của Phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn, vụ mía năm 2011, diện tích trồng mía tím đạt khoảng 650 ha. Tập trung chủ yếu ở 6 xã vùng Đại Đồng là: Vũ Lâm, Bình Chân, Bình Cảng, Tân Mỹ, ân Nghĩa, Yên Nghiệp và một số xã vùng huyện như Xuất Hóa, Định Cư, Liên Vũ, Hương Nhượng... Hiện nay, toàn huyện mới chỉ thu được khoảng 60% diện tích mía tím, số còn lại vẫn còn ngoài ruộng nhưng không có người hỏi mua. Được biết, trong kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện, bên cạnh cây ngô, cây sắn... cây mía tím cũng là đối tượng chủ lực. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Dậy, Phó trưởng phòng NN &PTNT huyện cho biết: “Việc sụt giá của cây mía tím hiện nay chỉ là sự biến động nhất thời do tác động của thời tiết. Khi thời tiết ấm lên, chắc chắn việc tiêu thụ mía sẽ khả quan hơn. Do đặc thù của cây mía tím chỉ là cây trồng hàng năm, nên quan điểm của huyện là chỉ gợi ý bà con trồng chứ không bắt buộc thực hiện và cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm chứ không phải về số lượng. Đối với đất trồng cây mía tím, huyện khuyến khích bà con nông dân nên tận dụng những diện tích đất khai hoang không mang lại hiệu quả kinh tế cao do trồng những loại cây khác để chuyển sang trồng mía. ông Dạy cho biết thêm: Qua thực trạng mía rớt giá hiện nay, huyện sẽ chú trọng xem xét lại các thị trường một cách chắc chắn hơn, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể để tư vấn cho bà con nông dân nên tính toán một cách kỹ lưỡng thời điểm thu hoạch nhằm hạn chế những tác động của thời tiết. Đồng thời, huyện cũng khuyến cáo bà con nên bình tĩnh, giữ những diện tích mía còn lại để chờ sự ổn định trở lại của thị trường, tránh tình trạng tư thương lợi dụng ép giá.

 

 

                                                              Thanh Tuyền (TTV)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Tân Vinh, Lương Sơn tranh thủ thời tiết nắng ấm cấy lúa xuân trong khung thời vụ.

Xóm Tháu - thêm một mùa xuân có điện

(HBĐT) - Sau hai năm tôi mới có dịp trở lại xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TPHB) Đây là xóm ven lòng hồ sông Đà mà trước đây nhiều người vẫn gọi là xóm đèn dầu. Và năm 2009, sau khi bài báo xóm đèn dầu giữa thành phố điện đăng trên báo Hoà Bình thì các cấp, ngành tạo điều kiện giúp đỡ xóm kéo được điện về từng nhà.

Kim Bôi: Hơn 2.000 ĐV -TN được vay vốn giải quyết việc làm

(HBĐT) - Đẩy mạnh phong trào “5 xung kích phát triển KT -XH và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thành niên lập thân, lập nghiệp”, huyện Đoàn Kim Bôi từng bước tạo được những dấu ấn quan trọng.

Ngân hàng CS -XH tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2012

(HBĐT) - Ngày 9/2, Ngân hàng CS-XH chi nhánh tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Sở NN&PTNT, Hội Nông dân và các hội, tổ vay vốn cấp tỉnh, huyện.

Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Thời điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán, hoạt động kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm tuy tăng gấp 2, 3 lần so với ngày thường nhưng theo ông Phạm Vinh Xương – Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh, tình hình kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2011.

Xử lý hơn 200 vi phạm trong sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 1, các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, Ban chỉ đạo 127/ĐP các huyện, thành phố đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát 257 vụ, tiến hành xử lý 214 vụ vi phạm kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Tổng số tiền phạt hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu hơn 312 triệu đồng.

25 đơn vị của EVN bị kiểm tra lương bổng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Bộ Công thương đã có buổi làm việc về kết quả kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiền lương và thu nhập của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục