Ngay từ đầu năm, các đơn vị thi công đẩy nhanh tốỏc độ thi công dự án đường cao tốc Hoà Lạc - TPHB.
(HBĐT) - Cùng chung khí thế sản xuất đầu xuân mừng Đảng, mừng xuân mới, ngay từ những ngày đầu năm, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đã ra quân triển khai SX-KD với niềm tin, khí thế và quyết tâm mới, báo hiệu một năm đổi thay đáng kể của nền kinh tế tỉnh nhà.
Sáng sớm ngày 9/2, trên công trường đường cao tốc Hoà Lạc - TPHB, hơn 100 kỹ sư, công nhân của Tập đoàn Glexemco đã đồng loạt ra quân tại 3 gói thầu thuộc huyện Kỳ Sơn và TPHB. Tại đây, sau lễ ra quân, tiếng âm vang của phương tiện thi công hoà lẫn tiếng cười cùng nét mặt hồ hởi của đội ngũ công nhân càng làm cho lễ ra quân trở lên ấn tượng. Trong không khí tưng bừng đó, anh Trần Việt Ngữ, Giám đốc BQL dự án đường cao tốc Hoà Lạc - TPHB phấn khởi cho biết, trong ngày đầu xuân này, Tập đoàn Glexemco phát động phong trào thi đua lao động sản xuất thi công tới toàn thể cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động thuộc dự án đường cao tốc Hoà Lạc - TPHB. Với phương châm có mặt bằng đến đâu sẽ thi công đến đó, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng đề ra.
Trước đó, sáng mùng 5 Tết Nhâm Thìn, Công ty CP ánh Mai Linh chuyên sản xuất các mặt hàng sơn dầu chống gỉ với 34 màu ra thị thường cho các kết cấu sắt thép đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất. Trên những gương mặt của các công nhân đều thể hiện sự quyết tâm cho một năm hoàn thành tốt các định hướng kế hoạch của Công ty đề ra. Công ty CP ánh Mai Linh hiện có trên 20 công nhân, lao động với mức lương bình quân từ 3,5 triệu đến trên 4 triệu đồng/người/tháng. Bình quân mỗi năm Công ty cung cấp gần 40 tấn sơn chống gỉ ra thị trường. Sản phẩm của Công ty đã có mặt hầu hết các tỉnh thành phía Bắc từ Điện Biên, Sơn La đến Thái Nguyên, Hà Giang Tuyên Quang đến Khu vực Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa với trên 30 đại lý chính thức. Trong năm 2012, mặc dù kinh tế nói chung còn khó khăn, nhưng Công ty CP ánh Mai Linh dự kiến mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường quảng bá những sản phẩm đến với nhiều địa bàn trong nước. Được biết, Công ty CP ánh Mai Linh hiện là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sơn chống gỉ đầu tiên và là duy nhất trên địa bàn tỉnh ta.
Cũng trong những ngày đầu xuân, tại Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm, trên 70 CB-CNV-LĐ đã bắt tay ngay vào làm việc từ ngày mồng 6 Tết Nhâm Thìn. Trên các lò nung, hàng chục công nhân đã say sưa với công việc như thường ngày. Theo ông Phạm Ngọc Chuyển, Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm, hiện nay, hầu hết các công đoạn sản xuất gạch đã được Công ty tự động hoá, giảm bớt đáng kể công sức lao động của đội ngũ công nhân so với trước đây. Trong năm 2011, sản lượng gạch của Công ty đạt khoảng 10 triệu viên, đáp ứng đáng kể nhu cầu xây dựng trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, Công ty cũng đã sản xuất và chuyển giao được khá nhiều công nghệ lò nung gạch giảm thiểu cho các thị trường ngoài tỉnh. Nhờ đó, năm 2011, Công ty đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 700 triệu đồng, chưa kể tiền đóng BHXH và các khoản chi khác cho đội ngũ công nhân. Trong năm 2012, ngoài việc phấn đấu hoàn thành sản xuất gạch, Công ty sẽ tập trung vào chuyển giao công nghệ. Công ty hiện có 5 công nhân trong lĩnh vực cơ khí và 5 công nhân xây ruột kỹ thuật lò nung. Ngay từ đầu năm, số đội ngũ công nhân, lao động này đã tập trung vào chuyển giao công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Vĩnh Yên (Vinh Phúc), hiệu chỉnh máy móc thiết bị ở Mộc Châu (Sơn La)... Tính cho đến nay, trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm đã chuyển giao cho hàng chục tỉnh, thành trong và ngoài nước với số tiền thu được nhiều tỷ đồng.
Với Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn, ngay từ mồng 10 Tết Nhâm Thìn, hàng trăm kỹ sư, công nhân, lao động của Công ty đã bắt tay ngay vào công việc. Sau thời gian 3 tháng chạy thử nghiệm, đây là mẻ xi măng đầu tiên của Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn chính thức ra lò, cung cấp nguyên vật liệu cho thị trường xây dựng. Theo ông Đặng Văn Cương, Giám đốc Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn, Công ty hiện có 480 công nhân, lao động, trọng đó, lao động tại địa phương chiếm khoảng 30%. Trong năm 2012, Công ty phấn đấu đưa sản lượng xi măng đạt khoảng trên 90% công suất với khoảng 450.000 tấn. Năm 2013, Công ty sẽ phấn đấu đạt từ 100-110% công suất vào khoảng 600.000 tấn/ năm.
Có thể nhận thấy, năm 2012, mặc dù còn đó nhiều khó khăn, song, với tinh thần vượt khó, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân và đội ngũ công nhân viên lao động trong tỉnh đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất tích cực cho một năm thành công, góp phần vào sự phát triển chung của KT-XH tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 10/02, Chi Cục thuế TP Hoà Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2011 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2012.
(HBĐT) - Dù gặp phải những diễn biến phức tạp của thời tiết nhưng năm 2011 hầu hết diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ lực ở Yên Thủy đều tăng so với năm 2010.
Gần đến dịp lễ tình yêu rất nhiều cửa hàng nhằm hút khách đã thực hiện chính sách giảm giá đặc biệt lên đến 50% - 70% cho các sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều chương trình khuyến mại chỉ mang tính chất hình thức, nhất là việc mua bán online khiến khách hàng rất dễ bị “chém đẹp”, nhận hàng giả, hàng kém chất lượng.
Khép lại phiên giao dịch cuối tuần 10.2, do lượng bán chốt lời tăng mạnh trên cả hai sàn đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam quay đầu giảm điểm. VN-Index mất đến 6,37 điểm, VN30-Index cũng mất 6,5 điểm; trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 1,13 điểm.
(HBĐT) - Cây mía tím đã gắn bó với mảnh đất, con người Lạc Sơn hàng chục năm nay, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống, giúp nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo. Thấy được hiệu quả từ cây mía tím, người dân Lạc Sơn đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng mía tím. Thế nhưng, sau những tháng ngày tận hưởng “mật ngọt”, đến thời điểm này, cây mía tím đã bắt đầu có “vị đắng” khi liên tục bị rớt giá. Đến kỳ thu hoạch, không có ai mua...
(HBĐT) - Xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) có khoảng 10 công trình thủy lợi, trong đó có nhiều mương, bai dẫn nước về điều tiết cho ruộng đồng. Tuy nhiên, những năm trước đây, do các công trình chưa được kiên cố hóa, chủ yếu là be bờ, đắp đất nên hiệu quả sử dụng không cao, tình trạng thất thoát nước xảy ra thường xuyên vào mùa khô ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người dân. Năm 2012, một loạt các công trình kênh mương thủy lợi trên địa bàn xã được đầu tư xây mới và nâng cấp giúp bà con nông dân yên tâm với công việc đồng áng, mùa màng, tình trạng hạn hán gây đình trệ sản xuất vào vụ đông được cải thiện.